Ai có quyền điều tra đối với vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài?
(kiemsat.vn) Yếu tố nước ngoài được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bao gồm: Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài (nếu xét xử tại Việt Nam), vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài.
Không tách vụ án khi người bị hại sau đó là bị can
Ban hành 60 biểu mẫu dùng trong xét xử vụ án hình sự
Cá nhân, tổ chức bị kiện cố tình giấu địa chỉ, Tòa án có đình chỉ vụ án?
Như vậy Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể hơn về các trường hợp có yếu tố nước ngoài, khi các vụ án có yếu tố nước ngoài như đề cập ở trên sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Bộ luật tố tụng năm 2003, bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử tại Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu).
Do bộ luật hình sự năm 2003 chỉ quy định thẩm quyền xét xử đối với vụ án do người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, chứ không quy định thẩm quyền xét xử đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam hoặc các vụ án có yếu tố nước ngoài khác, nên thẩm quyền xét xử đối với các trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ hậu quả do người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam gây ra. Nghĩa là, đối với những vụ án ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam thì vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện (hoặc Tòa án cấp khu vực, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự). Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ xét xử đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam.
Như vậy Cơ quan điều tra Công an cấp huyện vẫn có thể tiến hành điều tra đối với những vụ án do người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, theo thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Đây là một trong những vấn đề bất cập của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, vì đối với những vụ án có yếu tố nước ngoài việc điều tra, xác minh thường gặp phải rất nhiều khó khăn, nếu giao thẩm quyền cho Cơ quan điều tra Công an cấp huyện thực hiện sẽ gặp trở ngại không nhỏ.
Khắc phục tình trạng này, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các yếu tố nước ngoài và giao thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh là hoàn toàn phù hợp. Theo đó, đối với những vụ án có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh (cơ quan điều tra cấp quân khu, nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự).
Nguyễn Hữu Sơn
Phòng 1 VKSND tỉnh Điện Biên
Bất cập trong tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Tòa án ra lệnh tạm giam trong trường hợp nào?
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
7Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
8Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
-
9Quy định mới về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức
Bài viết chưa có bình luận nào.