Thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố theo quy định của BLTTDS năm 2015
(kiemsat.vn) Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu của nguyên đơn, trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Xác định các chủ thể và điều kiện để chủ thể được hưởng di sản theo thời hiệu (tiếp theo)
Xác định các chủ thể và điều kiện để chủ thể được hưởng di sản theo thời hiệu
Bị đơn vắng mặt tại nơi cư trú, vụ án có được giải quyết không?
Để được Tòa án thụ lý, giải quyết trong cùng vụ án thì phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định quy định tại khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 và một điểm rất quan trọng là yêu cầu này phải được đưa ra kịp thời, đúng thời điểm.
Trước đây, tại khoản 3 Điều 176 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 mới chỉ quy định: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm”.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có quy định khác so với BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 về thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn. Cụ thể: Tại khoản 3 Điều 200 BLTTDS năm 2015 quy định: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”.
Như vậy, so với quy định của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thời hạn để bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố trong BLTTDS năm 2015 ngắn hơn, trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, chứ không phải chờ đến khi Tòa án chuẩn bị ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm./.
Việt Quang
Đương sự vắng mặt, người được ủy quyền có mặt: Tòa án có hoãn phiên tòa?
Trao đổi bài viết: “Giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự thế nào cho đúng”
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
3Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025
-
4Đảm bảo cơ sở, vật chất khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
7Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
8Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
9Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
Bài viết chưa có bình luận nào.