Tất cả cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập kể từ ngày 01/7/2019
(kiemsat.vn) Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua vào sáng ngày 20/11/2018; Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.
Bộ Công an: Tối đa 6 Thượng tướng, 35 Trung tướng, 157 Thiếu tướng
04 trường hợp Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng
Để khắc phục những hạn chế của Luật hiện hành, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã bổ sung quy định về việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai thu nhập, khác với Luật hiện hành chỉ quy định cán bộ từ phó trưởng phòng của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phải kê khai tài sản, điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) là bắt đầu từ khi luật có hiệu lực, tất cả cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, thu nhập.
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức nhằm mục đích tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn hoặc khi tài sản, thu nhập có biến động trong năm từ 300 triệu đồng trở lên… Tuy nhiên, những đối tượng này không phải kê khai hàng năm.
Lý giải về mức biến động thu nhập này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Mức biến động về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng phải kê khai hoặc phải giải trình đã được Chính phủ tính toán trên cơ sở cân nhắc quy định về mức tăng, giảm bất thường so với tài sản, thu nhập kê khai lần liền trước đó và thu nhập bình quân hàng năm. Mức này cũng có so sánh với mức giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ trong phòng, chống rửa tiền và tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
![]() |
Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Ảnh: VGP |
Về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, đã có 68,04% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành với quy định dự thảo giao Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp Nhà nước; người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người có nghĩa vụ kê khai còn lại (không thuộc trường hợp trên) công tác cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước thuộc chính quyền địa phương.
Liên quan đến đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng, Luật quy định, trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, VKSND tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng trong VKSND tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an do Chính phủ quy định.
Xem thêm>>>
Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật liên quan đến quy hoạch được thông qua
Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi): Chưa bổ sung quy định xử lý tài sản không rõ nguồn gốc
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
7Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
8Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
9Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.