Sử dụng Wifi phải đề phòng nguy cơ lộ thông tin cá nhân
(kiemsat.vn) Lỗ hổng này có thể bị đối tượng lợi dụng để đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản trực tuyến, thông tin riêng, nội dung chat, thư điện tử, hình ảnh…
Việt Nam sắp phóng 3 vệ tinh lên quỹ đạo
Hàng loạt Fanpage tại Việt Nam bị xóa vì … “Khóa nhầm”
Xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin của các VKS địa phương năm 2016
Ngày 16/10/2017, Cục An toàn thông tin (ATTT) Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 541/CATTT-TĐQLGS cảnh báo nguy cơ mất an toàn thông tin trên các thiết bị sử dụng mạng Wifi.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Cụ thể, đối tượng tấn công có thể nghe lén, giải mã giao thức mã hóa và đọc được nội dung của các gói tin mà trước đây được cho là an toàn. Lỗ hổng này tồn tại trong chính nội tại của giao thức mạng không dây Wifi chứ không liên quan đến các sản phẩm hay cách thức triển khai mô hình mạng, bất cứ thiết bị mạng không dây nào sử dụng giao thức mã hóa WPA/WPA2 đều có thể là mục tiêu của hình thức tấn công.
Theo đánh giá, các thiết bị Android, Linux, Apple, Windows, OpenBSD, MediaTek, Linksys và nhiều thiết bị khác cũng có thể bị tấn công bằng việc điều chỉnh cách thức tấn công KRACKs cho phù hợp. Hình thức tấn công này ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị phát sóng Wifi sử dụng giao thức WPA/WPA2. Và tùy thuộc vào cấu hình của hệ thống mạng, đối tượng tấn công thậm chí còn có thể thay đổi nội dung gói tin, hay đính kèm mã độc tống tiền, mã độc gián điệp vào các gói tin và để người dùng tự lây nhiễm.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Cục ATTT khuyến nghị các quản trị viên tại các cơ quan, đơn vị và người dùng thực hiện:
– Luôn cẩn trọng khi sử dụng các mạng không dây đặc biệt là các mạng không dây công cộng, chỉ truy cập các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS và thận trọng khi nhập thông tin các tài khoản cá nhân, hay các thông tin nhạy cảm khác trên các trang web.
– Tiếp tục duy trì giao thức mã hóa WPA/WPA2 cho các thiết bị phát sóng không dây sử dụng tại gia đình kết hợp với mật mã ở mức độ khó cao, do đây vẫn là giao thức mã hóa an toàn nhất hiện nay ngăn chặn được các hình thức tấn công giải mã khác.
– Lỗ hổng trên các thiết bị phát sóng không dây khó có thể sẽ có bản vá ngay lập tức, vì vậy cần thường xuyên theo dõi các bản cập nhật trên các thiết bị cầm tay, các thiết bị di dộng, trình điều khiển card mạng không dây của máy tính và các thiết bị phát sóng Wifi để cập nhật ngay khi có các bản vá mới.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Đối với cơ quan, tổ chức:
Cảnh báo tới người dùng trong tổ chức và thực hiện các biện pháp như nêu trên đối với người dùng; chủ động theo dõi các thông tin từ các cơ quan chức năng và các tổ chức về an toàn thông tin để kịp thời cập nhật các bản vá cho các thiết bị mạng của mình, đồng thời đôn đốc các cán bộ đang làm việc trong cơ quan, tổ chức chủ động thường xuyên theo dõi và cập nhật các thiết bị đầu cuối khi có bản cập nhật mới. Liên hệ ngay với các cơ quan chức năng cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết.
Khi triển khai các nội dung nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Quý đơn vị có thể liên hệ với Cục ATTT, số điện thoại: 04.3943.6684, thư điện tử ais@mic.gov.vn để được phối hợp, hỗ trợ.
Xem chi tiết Công văn 541 tại đây.
Anh Minh
Xem các tin có liên quan >>>>>
Vấn đề – sự kiện nổi bật tuần qua (09/10 – 13/10)
Nóng: Hơn 2.700 máy tính tại Việt Nam bị lây nhiễm mã độc tống tiền WannaCry
Tư thế ngồi máy tính đúng để không bị đau lưng, cổ
Bài viết chưa có bình luận nào.