Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt VPHC không phải là đối tượng của vụ án hành chính
(kiemsat.vn) Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của CQĐT tuy là quyết định hành chính nhưng quyết định này không làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chị H theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 nên không là đối tượng của vụ án hành chính.
Hiểu thế nào là "con đã thành niên mà không có khả năng lao động"?
Trao đổi bài: Giải quyết thế nào khi giao dịch bảo đảm bằng tài sản của người thứ ba vô hiệu?
Về xác định thời hiệu khởi kiện thanh toán nợ lãi đối với tranh chấp đòi lại tài sản
Ảnh minh họa |
Qua nghiên cứu bài viết của tác giả Nguyễn Thị Đào Hoa - VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đăng trên Kiemsat.vn ngày 12/6/2018 với nội dung bài viết “ Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt VPHC có là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính?”. Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai.
Nội dung vụ việc:
Chị Nguyễn Thị H điều khiển xe mô tô gây tại nạn cho ông Nguyễn Văn T. Kết quả giám định thương tích kết luận ông T bị tổn thương 28% sức khỏe. Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án hình sự mà ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 397 ngày 12/12/2016 đối với chị H số tiền 1.350.000 đồng về hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
Sau đó, ông T khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết về dân sự. Quá trình giải quyết vụ án dân sự, đại diện gia đình ông T yêu cầu giám định lại, kết quả giám định lại xác định ông T bị tổn hại 88% sức khỏe. Vì vậy, ông T làm đơn yêu cầu các cơ quan tố tụng xử lý hình sự hành vi của chị H.
Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và ra Quyết định số 127 ngày 11/4/2018 hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 397 ngày 12/12/2016 đối với chị H để khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với chị H.
Sau khi nhận được quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 127, chị H khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên giải quyết hủy quyết định hủy bỏ quyết định này và giữ nguyên Quyết định số 397 (quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban đầu). Tuy nhiên, khi chị H khởi kiện, còn có hai quan điểm khác nhau về việc Tòa án có thụ lý đơn khởi kiện của chị H hay không.
Khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “…Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự”.
Căn cứ vào kết quả giám định ban đầu thì Cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lỉnh vực giao thông đường bộ đối với Nguyễn Thị H là có căn cứ. Nhưng do gia đình ông T yêu cầu giám định lại, kết quả ông T bị tổn thương 88% nên cơ quan điều tra phải ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án để ra quyết định khởi tố vụ án, bị can và ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Thị H là có căn cứ đúng theo quy định của BLTTHS.
Trong trường hợp này Nguyễn Thị H không đồng ý với các quyết định của Cơ quan điều tra thì có quyền khiếu nại để xem xét lại các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng các quyết định của cơ quan điều tra xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đối tượng khiếu nại là quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hoặc quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, kết luận giám định. Bởi vì, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Nguyễn Thị T thuộc đối tượng điều chỉnh của BLHS. Đối với quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan điều tra tuy là quyết định hành chính nhưng quyết định này không làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chị H theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Do vậy, quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Nguyễn Thị H không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nên Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện của chị H, mà căn cứ Điều 123 Luật Tố tụng hành chính trả lại đơn khởi kiện cho chị H là có căn cứ.
Việc cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với chị Nguyễn Thị H là các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra, thuộc phạm vi điều chỉnh của BLTTHS nếu chị H cho rằng các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì chị Nguyễn Thị H có quyền khiếu nại theo quy định của BLTTHS.
Xem thêm>>>
Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt VPHC có là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính?
Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, đơn kháng cáo trước phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính
-
1Vướng mắc về đánh giá chứng cứ khi giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
2Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
6Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
7VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
Bài viết chưa có bình luận nào.