Phạt đến 400 triệu đồng đối với vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm

31/08/2020 08:01

(kiemsat.vn)
Ngày 26/8/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-Cp về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-Cp, các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm: Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;  hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm; hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác; hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá; hành vi vi phạm về kinh doanh rượu; hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng; hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại; hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hành vi vi phạm về thương mại điện tử; hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam; các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.

Các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại về kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; chứng từ, hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ; đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa lưu thông, kinh doanh trên thị trường; nhãn hàng hóa; sở hữu trí tuệ; thủ tục đăng ký kinh doanh; biển hiệu; quảng cáo thương mại; kinh doanh đấu giá hàng hóa; kinh doanh đấu thầu hàng hoá, dịch vụ; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và các hành vi vi phạm khác thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Đối với các hành vi đầu cơ hàng hóa, găm hàng, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và nhượng quyền thương mại có dấu hiệu của hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh thì áp dụng quy định về điều tra và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Đối với hành vi vi phạm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do cơ quan hải quan phát hiện trong địa bàn hoạt động hải quan thì áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trường hợp Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa quy định thì áp dụng các quy định của Nghị định này.

Theo Nghị định này, ngoài hình thức phạt cảnh cáo, các hành vi  vi phạm còn có thể áp dụng hình thức thức phạt tiền với mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra còn có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm). Đồng thời có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp…

Nghị định số 98/2020/NĐ-Cp có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.

Thủ tướng: Cần thích ứng, thay đổi cách quản lý để làm sao vượt qua khó khăn

(Kiemsat.vn) - Phát biểu kết luận phiên họp của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong một thế giới thay đổi rất nhanh, chúng ta cần nhạy cảm, nhanh nhạy hơn trong quản trị Nhà nước.

Bộ Chính trị làm việc về chuẩn bị đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương

(Kiemsat.vn) - Thực hiện Kết luận số 79-KL/TW, ngày 16/6/2020 của Bộ Chính trị, từ ngày 24 đến ngày 29/8 (tuần thứ 2, đợt 2), Bộ Chính trị tiếp tục làm việc theo nhóm với 12 đảng bộ trực thuộc Trung ương để cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện và phương án nhân sự cấp ủy trước khi tiến hành đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang