Nội quy phiên tòa theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
(kiemsat.vn) Nội quy phiên tòa là những quy định về nguyên tắc xử sự của các chủ thể tại phiên tòa. Nội quy phiên tòa có tính chất bắt buộc với các chủ thể phải tuân theo khi tham gia tố tụng tại phiên tòa nhằm đảm bảo cho việc xét xử được trang nghiêm.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ
Khi ly hôn mà vợ chồng không cùng nơi cư trú, xác định Tòa án nào giải quyết?
Nghiên cứu và lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự
Trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 tại Điều 209 đã có quy định về nội quy phiên tòa như sau: Những người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án…; phải giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa; chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời, phát biểu… Tuy nhiên, đây mới chỉ là những quy định rất chung chung, chưa đi vào cụ thể từng việc, từng đối tượng tham dự phiên tòa.
Nhằm bảo đảm cho việc xét xử được trang nghiêm, bảo đảm an toàn về tính mạng; sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cho những người tham gia phiên tòa; tạo điều kiện cho việc xét xử, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về nội quy phiên tòa trong giải quyết các vụ việc dân sự.
Theo đó, tại Điều 234 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung một số điểm mới quy định cụ thể, chi tiết một số quy định buộc người tham dự phiên tòa phải nghiêm chỉnh chấp hành như:
– Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa. (Khoản 1 Điều 234 BLTTDS năm 2015).
– Nghiêm cấm mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. (Khoản 2 Điều 234 BLTTDS năm 2015).
– Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. (Khoản 3 Điều 234 BLTTDS năm 2015).
– Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa. (Khoản 5 Điều 234 BLTTDS năm 2015).
– Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng, được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa. (Khoản 6 Điều 234 BLTTDS năm 2015).
– Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa cho phép rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng. (Khoản 7 Điều 234 BLTTDS năm 2015).
– Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa. (Khoản 7 Điều 234 BLTTDS năm 2015).
– Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được phép của Chủ tọa phiên tòa. (Khoản 8 Điều 234 BLTTDS năm 2015).
– Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu. (Khoản 9 Điều 234 BLTTDS năm 2015).
Đặc biệt, đối với Nhà báo khi tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa thì phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ. (Khoản 4 Điều 234 BLTTDS năm 2015)./.
Nguyễn Long
Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự
Các trường hợp VKS kiến nghị trong tố tụng dân sự
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025
-
7Đảm bảo cơ sở, vật chất khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
-
8Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
9Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
Bài viết chưa có bình luận nào.