Những trường hợp vụ án hành chính không đối thoại được

07/07/2016 01:38

(kiemsat.vn)
Đối thoại trong tố tụng hành chính để việc lập, quản lý, lưu giữ, sử dụng bảo quản hồ sơ vụ án hành chính bảo đảm thống nhất, giúp cho các bên đương sự biết được quyền quyền, nghĩa vụ của mình trong vụ án hành chính, làm rõ những tình tiết vụ án để có những thỏa thuận hợp pháp.

Thực tế trong công tác kiểm sát giải quyết án hành chính cho thấy việc đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính đã có nhiều kết quả tích cực không ít trường hợp đương sự rút đơn khởi kiện, Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án, hạn chế việc phải mở phiên tòa.v.v. Cho thấy việc đối thoại trong các vụ án hành chính đem lại rất nhiều hiệu quả tích cực, tuy nhiên trong một số trường hợp không phải vụ án hành chính nào cũng tiến hành đối thoại được.

Điều 135 Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã quy định cụ thể các trường hợp vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được gồm:

– Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt

– Đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng.

– Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại./.

Ngân Hà

Về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử án hành chính

(Kiemsat.vn) - Tranh tụng là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của mình và tranh luận lại để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia. Tranh tụng là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Bổ sung một Chương mới về thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài

Luật Tố tụng hành chính năm 2015 bổ sung một Chương mới (Chương XVIII về Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài gồm 11 điều (từ Điều 298 đến Điều 308).
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang