Bổ sung một Chương mới về thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài

04/07/2016 09:58

Luật Tố tụng hành chính năm 2015 bổ sung một Chương mới (Chương XVIII về Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài gồm 11 điều (từ Điều 298 đến Điều 308).

Việc bổ sung Chương mới này nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, tạo cơ chế pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài, quyền, lợi ích hợp của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Tại khoản 2 Điều 298 đã nêu rõ vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài là vụ án hành chính thuộc một trong các trường hợp:

– Có đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

– Có đương sự là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài;

– Việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính đó xảy ra ở nước ngoài;

– Có liên quan đến tài sản ở nước ngoài.

Đồng thời, Chương này (khoản 2 Điều 304) quy định rõ về thời hạn mở phiên họp, phiên tòa: Phiên họp phải được mở sớm nhất là 4 tháng và chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp chậm nhất là 30 ngày. Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 6 tháng và chậm nhất là 8 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 305 Luật Tố tụng hành chính năm 2015./.

Thanh Huyền

Về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử án hành chính

(Kiemsat.vn) - Tranh tụng là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của mình và tranh luận lại để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia. Tranh tụng là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Những trường hợp vụ án hành chính không đối thoại được

(Kiemsat.vn) - Đối thoại trong tố tụng hành chính để việc lập, quản lý, lưu giữ, sử dụng bảo quản hồ sơ vụ án hành chính bảo đảm thống nhất, giúp cho các bên đương sự biết được quyền quyền, nghĩa vụ của mình trong vụ án hành chính, làm rõ những tình tiết vụ án để có những thỏa thuận hợp pháp.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang