Những điểm mới của Tội đánh bạc, Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
(kiemsat.vn) Tội đánh bạc, Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc nhóm các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng. So với quy định của BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 quy định về các tội này có nhiều điểm mới.
Về quyền tự định đoạt của đương sự trong việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Một số điểm cần lưu ý để tránh hình sự hóa quan hệ cho vay
Những vướng mắc trong thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính
Ảnh minh họa |
Đối với Tội đánh bạc
So với quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì Điều 321 BLHS năm 2015 đã có những điểm mới như sau:
- Nâng số tiền đánh bạc để truy cứu trách nhiệm hình sự với mức khởi điểm từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng đối với người phạm tội lần đầu (khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015).
- Bỏ hình phạt là phạt tiền; nâng mức phạt tù đối với người phạm tội từ 03 tháng đến 03 năm lên 06 tháng đến 03 năm (khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015); nâng mức khung hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm lên từ 03 năm đến 07 năm (khoản 2 Điều 248).
- Bổ sung tình tiết định khung tại điểm c: “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” (khoản 2 Điều 321)
- Nâng mức hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng lên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 3 Điều 321).
Đối với Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
- Bổ sung một số tình tiết là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm, đó là: (1) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; (2) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên; tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; (3) Lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc ( khoản 1 Điều 322).
- Sửa đổi tình tiết “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” tại điểm b khoản 2 Điều 249 BLHS năm 1999 bằng tình tiết “thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên” tại điểm b khoản 2 Điều 322 BLHS năm 2015; nâng mức phạt tiền tại khoản 1 từ 10.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng thành từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng”.
- Sửa đổi hình phạt bổ sung tại khoản 3 Điều 249 BLHS năm 1999 từ “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” bằng hình phạt bổ sung tại khoản 3 Điều 322 BLHS năm 2015 như sau: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Xem thêm>>>
Những điểm mới của Tội nhận hối lộ trong BLHS năm 2015
Điểm mới về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Điểm mới của các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo BLHS 2015
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.