Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên trong BLTTHS năm 2015

08/07/2016 04:55

(kiemsat.vn)
Kiểm tra viên là chức danh tố tụng mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Theo quy định trong BLTTHS năm 2015 thì Kiểm tra viên là người giúp Kiểm sát viên trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án. Do vậy, Kiểm tra viên chỉ được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khi có sự phân công của Kiểm sát viên.

Cụ thể, tại Điều 43 BLTTHS năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên bao gồm:

– Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tố tụng hình sự; giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; giúp Kiểm sát viên trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành các hoạt động tố tụng khác.

– Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên về hành vi của mình.

Đây là một điểm mới của BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên, cũng như ghi nhận chức danh tư pháp đối với Kiểm tra viên trong hoạt động tố tụng hình sự.

Nguyễn Long

VKSND thành phố Hà Nội tập huấn BLTTHS và BLHS năm 2015

(Kiemsat.vn) – Ngày 16/10, VKSND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn BLTTHS và BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và được truyền trực tuyến đến 30 điểm cầu VKSND hai cấp.

Những điểm cần lưu ý khi kiểm sát hoạt động đối chất theo BLTTHS 2015

(Kiemsat.vn) - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung 05 trường hợp: Đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét tại các điều 189, 190, 191, 193, 204, bắt buộc Kiểm sát viên phải trực tiếp tham gia để kiểm sát các hoạt động điều tra này của Cơ quan điều tra.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang