Ngành Kiểm sát chính thức được bổ sung nhiệm vụ Giám định tư pháp
(kiemsat.vn) Chiều 10/6, với 92,96% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Giám định tư pháp công lập và ngoài công lập có gì khác nhau?
06 nội dung phối hợp trong công tác giám định tư pháp
Tranh luận về bổ sung chức năng giám định tư pháp cho Viện Kiểm sát
92,96% đại biểu Quốc hội tán thành VKSNDTC thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử |
Cụ thể, Luật đã bổ sung quy định: “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.”
Để bảo đảm tính thống nhất, Luật cũng đã bổ sung quy định: “Viện trưởng VKSND tối cao quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.” (Khoản 7, Điều 12).
Các Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. |
Về thời hạn giám định tư pháp trong trường hợp trưng cầu giám định, Luật quy định thời hạn giám định tư pháp được tính từ ngày tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định (Khoản 1, Điều 26a).
Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự (Khoản 2, Điều 26a). Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 2, Điều 26a tối đa là 3 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 4 tháng.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2021.
Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp
Cần bổ sung chức năng giám định tư pháp cho Viện kiểm sát
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.