06 nội dung phối hợp trong công tác giám định tư pháp
(kiemsat.vn) Ngày 26/3/2018, VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế số 992/QCPH-BTP-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC về việc phối hợp trong công tác giám định tư pháp.
Công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ quản lý cấp phòng Vụ 7 VKSND tối cao
Bổ nhiệm chức vụ Lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc VKSND cấp cao tại Hà Nội
Bản tin Kiểm sát ngày 17/5
Việc ban hành quy chế nhằm tăng cường trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan về giám định tư pháp. Bên cạnh đó, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong tổ chức, quản lý hoạt động giám định tư pháp, giải quyết các vấn đề về giám định tư pháp cần có sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giám định tư pháp.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo đó, quy chế trên quy định về 06 nội dung phối hợp trong công tác giám định tư pháp, bao gồm: Phối hợp trong xây dựng văn bản về giám định tư pháp; phối hợp trong giải quyết vướng mắc về giám định tư pháp; phối hợp trong việc thống kê và cung cấp thông tin, số liệu về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng; phối hợp kiểm tra về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng; phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng và phối hợp tổ chức họp giao ban liên ngành về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng.
Nguyên tắc trong việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan về giám định tư pháp là phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong hoạt động giám định tư pháp theo quy định của pháp luật; hoạt động phối hợp phải được phối hợp thường xuyên, kịp thời, bảo đảm đúng nội dung, hiệu quả và phải bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, việc phối hợp sẽ dựa trên các phương thức trao đổi trực tiếp, gửi công văn, thông báo văn bản, tổ chức họp liên ngành, hoặc hình thức khác liên quan đến giám định tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết; cung cấp số liệu về tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp và các tài liệu có liên quan về giám định tư pháp; kiểm tra liên ngành về giám định tư pháp.
Xem chi tiết 06 nội dung phối hợp tại đây
Xem thêm >>>
Quy chế tạm thời THQCT, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
-
1Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
2Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
3Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
4Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
5Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp
-
6Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
7Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
8Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
Bài viết chưa có bình luận nào.