Một số nội dung cần lưu ý khi thực hiện đề nghị tương trợ tư pháp về hình sự với các nước
(kiemsat.vn) VKSND tối cao vừa ban hành Hướng dẫn số 33/HD-VKSTC về công tác hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự năm 2024. Trong đó có một số nội dung cần lưu ý đối với các đơn vị trong toàn Ngành khi thực hiện đề nghị tương trợ tư pháp về hình sự với các nước.
Đoàn đại biểu VKSND tối cao Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng/Tổng Chưởng lý các cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp hình sự khu vực ASEAN
Đàm phán vòng 2 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Singapore
Bài 1: Chính sách, khung pháp lý và thực tiễn thi hành pháp luật về tương trợ tư pháp trong thu hồi tài sản và phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam
Cụ thể, đối với hoạt động thu thập thông tin nhân thân, xác minh lý lịch bị can là người nước ngoài, trong quá trình điều tra vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài đã đề nghị nước ngoài thực hiện việc xác minh nhưng hết thời hạn điều tra, truy tố mà chưa nhận được kết quả tương trợ, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng các biện pháp khác đã được liên ngành tư pháp Trung ương thống nhất để thu thập thông tin nhân thân, lý lịch bị can, bị cáo, phù hợp với quy định tại Điều 86, điểm e khoản 1 Điều 87 và Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đó là:
- Sử dụng giấy tờ tùy thân của bị can để xác định, bao gồm hộ chiếu, thẻ căn cước hay giấy tờ, tài liệu khác để xác định nhân thân bị can; có văn bản đề nghị cơ quan Tổng lãnh sự, Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam cung cấp, xác định tài liệu, thông tin về lý lịch bị can của bị can là công dân nước đó (có thể đề nghị thông qua Sở ngoại vụ ở địa phương mình); trực tiếp liên hệ thông qua kênh hợp tác cảnh sát - cảnh sát, Văn phòng Interpol đề nghị cảnh sát nước có công dân đang là bị can ở Việt Nam để thu thập lý lịch bị can; trường hợp đã thực hiện các biện pháp trên nhưng không thu thập được thông tin, tài liệu về lý lịch bị can, thì căn cứ vào lời khai của bị can để xác định nhân thân, lý lịch của bị can.
- Việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 28 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG ngày 16/8/2013.
Việc xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam tại Việt Nam và giải quyết yêu cầu cung cấp quyết định pháp lý cuối cùng trong vụ án do nước ngoài chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1918/VKSTC-HTQT ngày 15/6/2012 của VKSND tối cao và quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Những lưu ý khi lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự gửi nước ngoài
Quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, giải quyết vụ án hình sự, nếu thấy cần thiết phải thu thập chứng cứ, tài liệu từ nước ngoài, Viện kiểm sát các cấp cần chủ động, kịp thời yêu cầu cơ quan điều tra lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của pháp luật; tránh tình trạng lập hồ sơ sau một thời gian dài mới gửi cho Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự (Vụ 13) VKSND tối cao.
Nội dung hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp thực hiện theo đúng quy định tại các Điều 18, 19 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước và Mẫu văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp theo hướng dẫn của VKSND tối cao. Văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp cần nêu rõ mục địch, nội dung các hoạt động tương trợ cần thực hiện; sự cần thiết phải thực hiện tương trợ tư pháp để phục vụ quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án tại Việt Nam. Cần chú ý mô tả cụ thể nội dung vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội; trích dẫn đầy đủ nội dung điều luật về tội danh và hình phạt đối với hành vi nêu trong yêu cầu tương trợ tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ cho Việt Nam đánh giá hành vi có cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật nước được yêu cầu hay không, đặc biệt là trong trường hợp có sự khác nhau về tội danh giữa pháp luật nước ta và nước được yêu cầu; nêu rõ thời hạn mong muốn có kết quả thực hiện tương trợ. Trường hợp đề nghị thực hiện nhiều nội dung tương trợ khác nhau thì cần mô tả chi tiết từng loại yêu cầu tương trợ.
Đối với yêu cầu thu hồi tài sản do phạm tội mà có, đặc biệt là thu hồi tài sản tham nhũng thì cần mô tả chi tiết về tài sản, nơi có tài sản cần tìm, căn cứ để xác định tài sản do phạm tội mà có đang có mặt tại nước được yêu cầu và có thể thuộc quyền tài phán của Việt Nam; mối liên hệ giữa tài sản bị yêu cầu thu hồi với hành vi phạm tội và các tài liệu khác (nếu có) để chứng minh tài sản yêu cầu thu hồi là tài sản do phạm tội mà có.
Theo quy định của pháp luật một số quốc gia, vùng lãnh thổ như: Cộng hóa Xinh-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Hồng Kông (Trung Quốc);... thì yêu cầu tương trợ tư pháp phải do Cơ quan Trung ương về tương trợ tư pháp hình sự của nước yêu cầu lập. Do vậy, cơ quan tiến hành tố tụng lập hồ sơ tương trợ tư pháp đề nghị nước ngoài thực hiện trong trường hợp này cần cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu (bản in và bản mềm) để VKSND tối cao (Vụ 13) có thể lập yêu cầu tương trợ tư pháp theo mẫu pháp luật nước được yêu cầu quy định.
Trường hợp cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giữ bí mật nội dung và việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp thỉ cần ghi rõ trong hồ sơ tương trợ tư pháp; lưu ý, không đóng dấu các mức độ mặt vào hồ sơ tương trợ tư pháp gửi đi nước ngoài.
Hồ sơ tương trợ tư pháp lập thành 03 bộ, kèm theo bản dịch đảm bảo chất lượng theo quy định tại Điều 5 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 gửi Vụ 13 VKSND tối cao để thẩm định, kiểm tra tỉnh hợp lệ và làm thủ tục chuyển cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện.
Một số lưu ý đối với yêu cầu tương trợ tư pháp gửi đi các nước Lào, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ca-na-đa, Thụy Sĩ
- Đối với tương trợ tư pháp về hình sự giữa các tỉnh có chung đường biên giới với CHDCND Lào thực hiện theo Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào năm 2020.
- Đối với yêu cầu tương trợ tư pháp gửi đi Hàn Quốc, theo quy định của pháp luật hình sự Hàn Quốc, hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Hàn Quốc; do đó, cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc sẽ không thực hiện tương trợ tư pháp đối với yêu cầu liên quan đến hành vi này.
- Đối với các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc thực hiện theo Công văn số 5476/VKSTC-V13 ngày 02/12/2020 của VKSND tối cao về việc dừng gửi yêu cầu tương trợ tư pháp trực tiếp giữa các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc, theo đó, tất cả các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng các tỉnh có chung đường biên giới đề nghị phía Trung Quốc thực hiện phải gửi đến VKSND tối cao (Vụ 13) để gửi cho VKSND tối cao Trung Quốc theo quy định tại Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự năm 1998.
- Đối với yêu cầu tương trợ tư pháp gửi đi Trung Quốc, VKSND tối cao Trung Quốc sẽ chỉ thực hiện tương trợ tư pháp cho phía Việt Nam nếu hành vi nêu trong yêu cầu tương trợ cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Trung Quốc.
Thời gian vừa qua, VKSND tối cao Trung Quốc đã nhiều lần có Công hàm yêu cầu phía Việt Nam bổ sung thông tin để đánh giá hành vi trong vụ án, vụ việc mà phía Việt Nam yêu cầu tương trợ có cấu thành tội phạm hay không.
Ví dụ: Theo quy định của pháp luật hình sự Trung Quốc, hành vi Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại không cấu thành tội phạm hình sự, do đó, đối với các yêu cầu liên quan đến hành vi này, cơ quan lập yêu cầu cần mô tả cụ thể hành vi phạm tội có liên quan đến các hành vi phạm tội khác hay không (hành vi Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài).
Đối với một số hành vi như buôn lậu, buôn bán hàng cầm, đánh bạc, trộm cắp tài sản, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nội dung yêu cầu cần nêu rõ giả trị tài sản hoặc số tiền liên quan đến hành vi phạm tội nêu trong yêu cầu để phía Trung Quốc xem xét hành vì có đủ cấu thành tội phạm theo pháp luật Trung Quốc hay không trước khi quyết định thực hiện yêu cầu.
- Đối với yêu cầu tương trợ tư pháp gửi đi Đài Loan, trong văn bản yêu cầu tương trợ không có nội dung thể hiện là “Trung Quốc", chỉ ghi là “Vùng lãnh thổ Đài Loan"; mục "Quốc tịch" chỉ ghi là "Người Đài Loan", hồ sơ kèm theo bản dịch sang tiếng Trung Quốc phồn thể.
- Đối với yêu cầu tương trợ tư pháp gửi đi Hồng Kông, theo thông báo của Cơ quan Tư pháp khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, đối với những quốc gia, vùng lãnh thổ không có Thỏa thuận hoặc Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với Hồng Kông, các yêu cầu tương trợ tư pháp liên quan đến các tội danh trong lĩnh vực Thuế sẽ bị từ chối thực hiện.
Hiện nay, giữa Việt Nam và Hồng Kông chưa có Thỏa thuận về tương trợ tư pháp hình sự nên các yêu cầu tương trợ tư pháp liên quan đến các tội danh trong lĩnh vực Thuế của Việt Nam cũng sẽ không được phía Hồng Kông thực hiện.
- Đối với yêu cầu tương trợ tư pháp gửi đi Ca-na-đa, theo quy định của pháp luật Ca-na-đa, cơ quan có thẩm quyền Ca-na-đa sẽ không thực hiện tương trợ tư pháp đối với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trong trường hợp yêu cầu tương trợ không được lập trên cơ sở Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc các Thỏa thuận chung khác.
Hiện nay, Việt Nam và Ca-na-đa chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự song phương; vì vậy, khi phát sinh yêu cầu tương trợ, nếu xét thấy nội dung vụ việc thuộc phạm vi điều chỉnh của các Công ước đa phương (Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước phòng chống tham nhũng, Công ước về ma túy và các chất hướng thần của Liên hợp quốc), cơ quan có thẩm quyền lập yêu cầu cần tham khảo để vận dụng các Công ước này làm căn cứ pháp lý đề nghị phía Ca-na-đa hỗ trợ thực hiện.
- Đối với yêu cầu tương trợ tư pháp gửi đi Thụy Sĩ, theo quy định của pháp luật Thụy Sĩ, cơ quan có thẩm quyển Thụy Sĩ sẽ không thực hiện tương trợ tư pháp đối với yêu cầu liên quan đến “Tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép". Pháp luật Thụy Sĩ chỉ quy định hành vi nhập cảnh và ở lại trái phép tại Thụy Sĩ.
Bài viết chưa có bình luận nào.