Liên ngành tố tụng tỉnh Lai Châu tổ chức Hội thảo trao đổi những vấn đề khi áp dụng biện pháp ngăn chặn
(kiemsat.vn) Vừa qua, tại Hội trường VKSND tỉnh Lai Châu, Liên ngành tố tụng tỉnh Lai Châu (CA, VKSND, TAND) tổ chức Hội thảo trực tuyến hai cấp trao đổi những vấn đề thực tiễn khi áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS.
Hội thảo kỹ năng tham gia phiên tòa dân sự và hành chính của Kiểm sát viên
VKSND tỉnh Tiền Giang tham mưu Tỉnh uỷ tổ chức thành công Hội thảo chuyên đề về án hình sự bị tạm đình chỉ
Quốc hội thảo luận báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Chính phủ
Toàn cảnh Hội thảo. |
Tham dự Hội thảo có các đại biểu là Lãnh đạo các đơn vị thuộc Liên ngành tố tụng: Đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng VKSND tỉnh Lai Châu, đồng chí Nguyễn Huy Thắng, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Lai Châu; đồng chí Phạm Hải Đăng, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu; đồng chí Nguyễn Thị Lụa, Chánh án TAND tỉnh Lai Châu; đồng chí Nguyễn Xuân Hòa, Phó Chánh án TAND tỉnh Lai Châu và đồng chí Trần Nguyên Kỷ, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Đội biên phòng tỉnh Lai Châu cùng các cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến công tác này.
Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của Liên ngành tố tụng hai cấp; trao đổi, thống nhất nhận thức và rút kinh nghiệm trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của Liên ngành tố tụng hai cấp trong thời gian vừa qua theo đúng quy định của Bộ luật TTHS; bảo đảm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc người phạm tội gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội và để bảo đảm cho việc thi hành án, hạn chế việc áp dụng biện pháp truy nã.
Báo cáo về thực trạng của Liên ngành tố tụng tỉnh Lai Châu cho thấy, từ ngày 01/12/2019 đến 31/7/2021, các bị can, bị cáo vi phạm cam đoan trong việc thực hiện các nghĩa vụ khi bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú có tỷ lệ tương đối cao (trên 15%), các vi phạm chủ yếu được nêu ra là bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
Bên cạnh đó, Hội nghị đã phổ biến nhiều cách làm hay, những giải pháp hiệu quả để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn như ký quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tổ chức thi hành biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, nâng cao trách nhiệm của Chính quyền cấp xã mà lực lượng chủ yếu là Công an cấp xã trong việc quản lý, theo dõi các bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; trong công tác phối hợp điều tra, thu thập căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, tổng hợp các kiến nghị gửi Liên ngành tố tụng Trung ương về việc hướng dẫn căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam theo các điểm b, c, d khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015 để xác định rõ như thế nào là “không có nơi cư trú rõ ràng”, “ có dấu hiệu bỏ trốn”, “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội”; cần có chế tài nghiêm khắc hơn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo mà để bị can, bị cáo vi phạm cam đoan theo quy định tại khoản 6 Điều 121 Bộ luật TTHS...
Đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng VKSND tỉnh Lai Châu phát biểu tại hội thảo. |
VKSND tối cao tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Thông tư liên tịch về giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
Hội thảo liên ngành góp ý Dự thảo Bộ chỉ tiêu, Biểu mẫu và Hướng dẫn biểu mẫu thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội trong ngành KSND
-
1Công bố và trao quyết định về công tác cán bộ của Viện trưởng VKSND tối cao
-
2Hội nghị lấy ý kiến về đề án của Trung ương do VKSND tối cao chủ trì
-
3Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Vụ 1 VKSND tối cao và A09 Bộ Công an
-
4Hội thảo về Sổ tay kỹ năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
-
5Tọa đàm giữa VKSND tối cao Việt Nam và Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga về các vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự
-
6Viện trưởng VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh
-
7Họp Ban chỉ đạo tổng kiểm kê tài sản công ngành Kiểm sát nhân dân
Bài viết chưa có bình luận nào.