VKSND tối cao tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Thông tư liên tịch về giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
(kiemsat.vn) Sáng ngày 29/6, VKSND tối cao tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Thông tư liên tịch quy định về công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, từ điểm cầu VKSND tối cao đến các điểm cầu VKSND cấp tỉnh.
Thủ tướng động viên, kiểm tra nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh và thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại Bình Dương
Lần đầu tiên bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” được đưa vào học đường
Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới
Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại Hội thảo |
Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao tham dự và chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo, tại điểm cầu VKSND tối cao có Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam - ngài SERIJU; Thiếu tướng Huỳnh Sỹ Niêm, Phó Cục trưởng Cục CSHS, Bộ Công an; đại diện Bộ Quốc Phòng, TAND tối cao, Bộ Tư pháp, Cục Trẻ em Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các thành viên Tổ soạn thảo Thông tư liên tịch và đại diện một số đơn vị thuộc VKSND tối cao.
Đồng chí Lê Minh Long, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội (Vụ 2) phát biểu tại Hội thảo |
Tại Hội thảo, đồng chí Lê Minh Long, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội (Vụ 2), VKSND tối cao đã thuyết minh về dự thảo Thông tư liên tịch (lần 3) quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.
Thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, VKSND tối cao được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch về công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.
Sau khi thống nhất với các cơ quan chức năng có liên quan, VKSND tối cao đã thành lập Tổ soạn thảo xây dựng Thông tư liên tịch; thành phần tham gia có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng, VKSND tối cao và TAND tối cao. Tổ soạn thảo đã xây dựng dự thảo, tổ chức xin ý kiến trực tiếp và gửi văn bản xin ý kiến các đơn vị có liên quan, đến nay đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đơn vị, chỉnh sửa hoàn thiện dự thảo; đồng thời ban hành Kế hoạch số 73/KH-VKSTC ngày 23/6/2021 về việc tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo Thông tư liên tịch này.
Việc tổ chức Hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các nộ, ngành, đơn vị liên quan cũng như của một số địa phương trong quá trình tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.
Các đại biểu tham dự Hội thảo |
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá trong những năm qua, việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại được chú trọng hơn. Tuy nhiên khi thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em còn một số hạn chế, bất cập, dự báo loại tội phạm này tiếp tục diễn biến phức tạp.
Việc tổ chức Hội thảo nhằm giúp cho các nội dung của Thông tư liên tịch khi được ban hành đúng với quy định pháp luật, không trùng lặp với nội dung của các văn bản hướng dẫn pháp luật có liên quan, bảo đảm tính đặc thù của loại tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.
Trao đổi về một số nội dung cơ bản trong dự thảo Thông tư liên tịch, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Duy Giảng đề nghị các đại biểu, chuyên gia, những người làm công tác thực tiễn dự Hội thảo tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung đối với dự thảo Thông tư liên tịch. Đồng thời yêu cầu Vụ 2 tiếp thu nghiêm túc các ý kiến, chỉnh sửa để nội dung Thông tư liên tịch đảm bảo chất lượng, có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
Ngài SERIJU - Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam phát biểu tại Hội thảo |
Phát biểu tại Hội thảo, ngài SERIJU - Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ hợp tác với VKSND tối cao và các đơn vị liên quan thời gian qua trong việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Ngài SERIJU mong rằng trong thời gian tới, các đơn vị sẽ phối hợp tốt hơn nữa để kịp thời phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi và nhất là cần lưu ý tránh trẻ em bị tổn thương.
Ngài SERIJU cũng chia sẻ những biện pháp hiệu quả trên thế giới trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em và trình bày những khuyến nghị của UNICEF về nghị quyết này.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Niêm, Phó Cục trưởng Cục CSHS, Bộ Công an phát biểu tại Hội thảo |
Cũng tại Hội thảo, đại diện các bộ, ngành, đơn vị liên quan cũng như một số địa phương đã thảo luận những vấn đề về cách thức phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền từ giai đoạn phát hiện nguồn tin đến giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ việc, vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi./.
Tội phạm ma tuý mua bán, vận chuyển với thủ đoạn ngày càng tinh vi
Mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam-Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc
-
1Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với VKSND tối cao
-
2VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
-
3Sau 29,5 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
-
4VKSND tối cao Việt Nam tham dự Hội nghị Hiệp hội Công tố viên quốc tế tại Hong Kong
-
5Thể chế là 'đột phá của đột phá' để khơi thông mọi nguồn lực phát triển
-
6Hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024
-
7Tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
-
8Thực hiện thí điểm áp dụng các biện pháp để xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Bài viết chưa có bình luận nào.