Không “trân trọng kính mời”, người tố cáo bất hợp tác
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Tố cáo, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng cần phải đưa người đã nghỉ hưu vào đối tượng giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, ông cũg nêu một thực tế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và đề nghị cần phải làm rõ trong Luật này.
Đại biểu QH đề xuất công khai tài sản trên báo, đài
Chấp hành viên có tiếp tay cho người phải thi hành án tẩu tán tài sản?
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự
ĐB Cầu nêu quan điểm: “Ban soạn thảo đã quy định người bị tố cáo được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi chưa có kết luận của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Tôi đồng tình.
Nhưng theo tôi biện pháp bảo vệ ấy vẫn chưa đủ. Thực tiễn, đến kỳ bầu cử, kỳ đại hội, quy trình bổ nhiệm cán bộ, do động cơ “không ăn thì đạp đổ” nên có người viết đơn thư nặc danh tố cáo người khác, “được vạ thì má đã sưng” tôi đề nghị Quốc hội xem xét bảo vệ.
Có nên giải quyết tố cáo của cán bộ công chức, viên chức đã nghỉ hưu hay không? Theo quan điểm của tôi là nên giải quyết vì thực tiễn xảy ra nhiều câu chuyện buồn khi cán bộ lãnh đạo cận kề thời điểm nghỉ hưu đã không vượt qua được cám dỗ tầm thường, làm trái công vụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.
Báo chí đã có nhiều thuật ngữ rất hay, rất đúng, đó là “hội chứng nhiệm kỳ cuối”, “chuyến tàu vét”, “chuyến tàu cuối cùng” để phản ánh thực trạng đáng buồn đó. Câu hỏi đặt ra là tại sao pháp luật lại không điều chỉnh?
Khoản 6 Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã quy định nguyên tắc xử lý tham nhũng ghi rõ người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn bị xử lý hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện. Hiện nay, Luật Phòng, chống tham nhũng Quốc hội đã sửa đổi vẫn xác lập nguyên tắc này. Không lẽ giờ Quốc hội để hai luật vênh nhau.
Thực tế gần đây nhân dân cả nước rất phấn khởi, tưởng và đồng thuận cao khi Đảng và Nhà nước xử lý sai phạm của một số quan chức đã nghỉ hưu, không có vùng cấm. Việc xử lý như vậy có tính răn đe, phòng ngừa rất lớn và được xã hội đồng thuận cao. Đó là những căn cứ theo tôi rất thuyết phục.
Về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo: trong Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật Khiếu nại quy định người giải quyết tố cáo được triệu tập người khiếu nại tố cáo tuy nhiên trong luật này không thấy quy định.
Trong thực tế khi giải quyết tố cáo tôi vẫn gặp trường hợp 3 lần mời nhưng người tố cáo không có mặt. Khi tiếp xúc cử tri người này thắc mắc, phê phán sao tôi không giải quyết tố cáo của chị ta. Tôi trả lời đã gửi cho chị 3 lần giấy mời, một lần liên lạc bằng điện thoại nhưng chị không hợp tác. Chị ấy nói rằng trong giấy mời phải ghi trân trọng kính mời tôi mới lên, không trân trọng kính mời thì tôi không lên.
Đó là một thực tế. Bởi vậy tôi đề ghi rõ trong luật này chúng ta sử dụng thuật ngữ triệu tập hay giấy mời người tố cáo” – ĐB Cầu kiến nghị.
Theo LDO
Luật Tố cáo: Xác định rõ biện pháp và cơ quan bảo vệ người tố cáo
Kỷ niệm về một lá đơn
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
5Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.