Đại biểu QH đề xuất công khai tài sản trên báo, đài
(kiemsat.vn) Trong phiên họp ngày 9/11, các đại biểu dành nhiều thời gian thảo luận vấn đề kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập.
Không “trân trọng kính mời”, người tố cáo bất hợp tác
Công khai tài sản của lãnh đạo để người dân giám sát: Cần làm ngay và làm thực chất
Nhặt được của rơi không trả bị xử lý như thế nào?
Theo dự thảo Luật PCTN, Chính phủ trình Quốc hội 2 phương án là mở rộng phạm vi người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đối với tất cả công chức khi được bổ nhiệm vào ngạch và thu hẹp phạm vi người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập chỉ áp dụng với đối tượng có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên ở trung ương, từ 0,9 trở lên ở địa phương và một số đối tượng có hệ số phụ cấp chức vụ dưới 0,7 trong một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Tư pháp (UBTP) của QH cho rằng, trước mắt nên giữ nguyên đối tượng kê khai tài sản, thu nhập hoặc thu hẹp ở mức độ hợp lý, tập trung vào các đối tượng giữ vị trí quan trọng ở trung ương, địa phương, những khu vực nguy cơ tham nhũng cao để bảo đảm tập trung nguồn lực tiến hành kiểm soát có hiệu quả hơn, tránh hình thức.
Bởi vì, đối với phương án 1: UBTP nhận thấy, theo quy định hiện hành thì đối tượng phải kê khai được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,2 trở lên và việc kê khai được thực hiện hằng năm; tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, việc kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua còn hình thức, hiệu quả thấp, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do số người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập quá lớn (trung bình khoảng hơn 01 triệu bản kê khai mỗi năm), vượt quá khả năng của các cơ quan có trách nhiệm kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập. Vì vậy, UBTP chưa đồng tình với phương án này.
Trường hợp thu hẹp đối tượng kê khai như đề xuất tại phương án 2 của dự thảo Luật thì cần làm rõ lý do để phân biệt việc lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai ở trung ương thì có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên nhưng ở địa phương lại quy định từ 0,9 trở lên.
Cần công khai bản kê khai tài sản, thu nhập rộng rãi hơn
Nhiều đại biểu có ý kiến cho rằng phải có hình thức công khai bản kê khai tài sản, thu nhập rộng rãi hơn, có thể là công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hoặc lập cơ sở dữ liệu kê khai tài sản quốc gia.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình)
Theo đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình), vấn đề quan trọng là chúng ta không kiểm soát được tài sản, không biết mỗi người có bao nhiêu tài sản nên kê khai chỉ là hình thức. Do vậy, đại biểu Xuyền đề nghị nên giữ nguyên quy định kê khai và có hình thức công khai bản kê khai rộng rãi hơn, có thể là công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. “Công khai như vậy có thể ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân nhưng đã là công chức, cán bộ thì phải chấp nhận…”, đại biểu Xuyền nói.
Đại biểu Hoàng Văn Liên (Long An)
Đồng tình với ý kiến của đại biểu Xuyền, đại biểu Hoàng Văn Liên (Long An) cho rằng phải công khai bản khai ở nơi cư trú để những người xung quanh giám sát. Bên cạnh đó, phải xây dựng cơ sở dữ liệu kê khai tài sản quốc gia, liên thông từ trung ương tới địa phương để kiểm soát tài sản, thu nhập của các đối tượng phải kê khai.
Anh Minh
Có được nhờ người khác trả nợ thay?
Nguyễn Văn A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
1Thể chế là 'đột phá của đột phá' để khơi thông mọi nguồn lực phát triển
-
2Hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024
-
3Thực hiện thí điểm áp dụng các biện pháp để xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
-
4Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Chi phí tố tụng
-
5 Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng tại Phiên họp thứ 40
Bài viết chưa có bình luận nào.