Nhặt được của rơi không trả bị xử lý như thế nào?
Chị tôi đánh rơi một chiếc túi xách trong đó có 1 chiếc điện thoại và 1 ví tiền. Vài hôm sau thì chị tôi liên lạc được với người nhặt được chiếc túi và chị muốn chuộc lại. Tuy nhiên, họ không đồng ý trả lại. Vậy, việc không trả lại tài sản cho người bị mất thì có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?
Kỹ năng kiểm sát giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (tiếp theo)
Khởi tố bị can có hành vi xúc phạm quốc kỳ
Phải làm gì khi không đòi được tiền theo quyết định của Tòa án?
Về vấn đề bạn hỏi, Kiemsat.vn trả lời như sau:
Theo quy định pháp luật, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Nếu muốn xác lập quyền sở hữu đối với tài sản nhặt được thì cần phải thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ: chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Việc ai đó nhặt được tài sản là tình cờ và không có chủ định. Tuy nhiên, họ đã cố tình chiếm giữ, không muốn trả lại tài sản mặc dù chủ sở hữu đã yêu cầu trả lại. Do vậy, trường hợp này, hành vi của người đó là vi phạm của pháp luật và có thể bị xem là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Đối với hành vi này, tùy vào giá trị tài sản nhặt được mà có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Tuy nhiên câu hỏi của bạn không nêu rõ nên có thể chia thành hai trường hợp như sau:
Nếu tài sản nhặt được có giá trị dưới 10 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trường hợp này, họ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Nếu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên thì trường hợp này, anh trai bạn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội Chiếm giữ trái phép tài sản, cụ thể là:
“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm”.
Ánh Phượng
Điểm mới của tội Cố ý gây thương tích theo quy định của BLHS năm 2015
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông: Báo chí chính thống vẫn là dòng thông tin chủ lưu
-
1Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2025
-
2Việc giám định tiền giả, tiền nghi giả được thực hiện miễn phí
-
3Ai có quyền giữ di chúc và công bố di chúc?
-
403 nhóm nhà đất không thực hiện sắp xếp lại, xử lý tài sản công
-
5Quy định mới về sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất
-
6Quy tắc ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội
-
7Cấm sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện
Bài viết chưa có bình luận nào.