Khiếu nại quyết định khởi tố chưa được giải quyết thì tiếp tục gửi đơn đến đâu?
(kiemsat.vn) Tháng 12/2017, tôi có đơn khiếu nại quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra Công an huyện A và đã được thụ lý để giải quyết. Nhưng nay gần 01 năm rồi, tôi vẫn chưa nhận được ý kiến trả lời. Vậy, tôi cần tiếp tục gửi đơn đến cơ quan nào để được giải quyết?
Có được miễn, giảm tiền nộp phạt vi phạm hành chính?
Cơ quan nào giải quyết yêu cầu thi hành án?
CSGT được dừng phương tiện kiểm tra giấy tờ trong trường hợp nào?
Câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là công việc thuộc chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) được quy định tại Điều 30 Luật Tổ chức VKSND năm 2014.
Ảnh minh họa |
Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tại khoản 1, 2 Điều 483 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:
“1. Viện kiểm sát kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới.
2. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra văn bản giải quyết tố cáo theo quy định tại Chương này;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấp dưới; thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát;
c) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát;
d) Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới;
đ) Ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Về quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc yêu cầu ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì tại khoản 1 Điều 15 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT quy định về phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đã hướng dẫn:“Viện kiểm sát ban hành văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo kèm theo tài liệu chứng minh việc cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ban hành văn bản giải quyết khi đã hết thời hạn hoặc khi có văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có căn cứ khác xác định đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ban hành văn bản giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc ban hành văn bản yêu cầu được thực hiện trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được thông tin về vi phạm.
Biện pháp yêu cầu ra văn bản giải quyết có thể áp dụng đối với một việc khiếu nại, tố cáo, cũng có thể áp dụng đối với nhiều việc khiếu nại, tố cáo.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Viện kiểm sát, cơ quan được kiểm sát phải thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát. Trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn, cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.”
Như vậy, bạn có thể gửi đơn khiếu nại kèm theo tài liệu chứng minh việc Cơ quan điều tra công an huyện A không ban hành văn bản giải quyết đến VKSND huyện A để được giải quyết.
Nếu khiếu nại của bạn có cơ sở, VKSND huyện A sẽ ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra huyện A ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra huyện A phải thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát. Trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn, Cơ quan điều tra phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
Ngoài việc ra văn bản yêu cầu ra quyết định giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát còn có thể áp dụng các biện pháp kiểm sát khác khi phát hiện Cơ quan điều tra có dấu hiệu vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại sẽ thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 483 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, các điều 15, 16 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT.
Xem thêm>>
Những vấn đề cần lưu ý khi kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
Về xem xét quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của Viện kiểm sát
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.