Quy trình công chứng điện tử trực tiếp
(kiemsat.vn) Chính phủ ban hành Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, trong đó quy định quy trình công chứng điện tử trực tiếp.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự là cần thiết nhằm giải quyết kịp thời một số vấn đề cấp bách phát sinh từ thực tiễn
Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Tấm gương mẫu mực của ngành Kiểm sát nhân dân
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV
Cụ thể:
1. Người yêu cầu công chứng, công chứng viên thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 43 của Luật Công chứng.
2. Giao dịch công chứng điện tử trực tiếp được khởi tạo bởi công chứng viên phải bao gồm tài khoản của công chứng viên và tài khoản của những người tham gia giao dịch công chứng (nếu có).
3. Công chứng viên tải lên nền tảng công chứng điện tử văn bản giao dịch đã được soạn thảo ở dạng thông điệp dữ liệu hoặc văn bản giao dịch đã được ký số bởi người có thẩm quyền giao kết giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Công chứng.
4. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại văn bản giao dịch trên nền tảng công chứng điện tử hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
5. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo giao dịch thì xuất trình giấy tờ theo quy định tại khoản 7 Điều 42 của Luật Công chứng để công chứng viên đối chiếu. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ do người yêu cầu công chứng xuất trình, đối chiếu thông tin giấy tờ với cơ sở dữ liệu (nếu có). Sau khi đối chiếu, nếu giấy tờ bảo đảm tính xác thực, công chứng viên chuyển đổi toàn bộ giấy tờ do người yêu cầu công chứng xuất trình thành thông điệp dữ liệu và tải lên nền tảng công chứng điện tử để thực hiện lưu trữ.
6. Công chứng viên nhận diện và xác thực nhân thân người tham gia giao dịch, sau đó chứng kiến người tham gia giao dịch ký số vào văn bản giao dịch.
7. Công chứng viên kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số mà người tham gia giao dịch đã ký, sau đó ký số, gắn dấu thời gian vào lời chứng.
8. Tổ chức hành nghề công chứng ghi số văn bản công chứng, ký số, gắn dấu thời gian, thực hiện thu phí công chứng, thu giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và các chi phí khác có liên quan, sau đó gửi văn bản công chứng điện tử cho người yêu cầu công chứng theo địa chỉ email hoặc phương thức lưu trữ mà người yêu cầu công chứng đăng ký.
9. Tổ chức hành nghề công chứng thực hiện vào sổ công chứng, lập và lưu trữ hồ sơ công chứng điện tử.
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025: Xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật
-
1Tập huấn toàn quốc về tổ chức bộ máy vận hành chính quyền địa phương 02 cấp
-
2Chính phủ ban hành Nghị quyết Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025
-
3Từ 1/7, chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
4Hướng dẫn công tác thống kê khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
-
5Sửa Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền
-
6Quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
Bài viết chưa có bình luận nào.