Cơ quan nào giải quyết yêu cầu thi hành án?
(kiemsat.vn) Tòa án huyện A đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa tôi và ông B với nội dung ông B phải trả tôi số tiền 50 triệu đồng vào tháng 3/2018. Nay đã quá hạn, tôi nhiều lần đòi nhưng B vẫn chưa chịu trả. Tôi có thể yêu cầu cơ quan nào giải quyết?
Có thể sử dụng giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam không?
Người bị tạm giữ có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi ốm đau?
Có được miễn, giảm tiền nộp phạt vi phạm hành chính?
Câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:
Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án như sau:
“1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
...”
Với trường hợp của bạn, vì Quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án huyện A có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành, ông B đã vi phạm thời hạn trả nợ, nên bạn có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói; hoặc gửi đơn qua bưu điện đến Chi cục Thi hành án dân sự huyện A để được xem xét, giải quyết.
Ảnh minh họa (Internet) |
Trường hợp làm đơn yêu cầu thi hành án thì đơn phải có các nội dung sau đây: Tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu (ở đây xác định là Chi cục thi hành án dân sự huyện A); tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; ngày, tháng, năm làm đơn; chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn.
Trường hợp bạn hoặc người được ủy quyền trực tiếp trình bày bằng lời nói thì Chi cục Thi hành án dân sự huyện A sẽ lập biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành án; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
Bạn hoặc người được ủy quyền còn phải nộp quyết định của Tòa án về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tài liệu khác có liên quan cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện A để được thụ lý giải quyết.
Xem thêm >>>
Vướng mắc trong thi hành án hình sự khi bản án sơ thẩm bị hủy
Có ra quyết định thi hành án với doanh nghiệp bị giải thể không?
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.