Hướng dẫn công tác hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự năm 2017

06/02/2017 10:06

(kiemsat.vn)
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia; thực hiện hiệu quả các hiệp định TTTP hình sự; nâng cao vị thế của ngành Kiểm sát Việt Nam trong quan hệ quốc tế, VKSND tối cao (Vụ 13) đã có văn bản số 11/HD-VKSTC hướng dẫn công tác HTQT và TTTP hình sự năm 2017.

Công tác hợp tác quốc tế

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 09/12/2009 của Ban Bí thư về hợp tác với nước ngoài trong lĩhh vực pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài, Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị khóa XI và các quy chế, quy định về quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế của VKSND tối cao.

Tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 (Điều 38); tổ chức thực hiện hiệu quả các Thỏa thuận hợp tác, Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký; tăng cường đàm phán, ký kết các Thỏa thuận hợp tác, Hiệp định tương trợ tư pháp mới, trọng tâm là mở rộng hợp tác trong lĩnh vực xây dựng thể chế, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phổ biến pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cán bộ, Kiểm sát viên.

Các đơn vị đã có Thỏa thuận hợp tác với Viện kiểm sát địa phương các nước chủ động có kế hoạch triển khai các hoạt động họp tác; các đơn vị có phát sinh hoạt động hợp tác quốc tế báo cáo kịp thời về VKSND tối cao (Vụ 13) để tổng họp, xây dựng kế hoạch tổng thể và thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hợp tác quốc tế.

Viện kiểm sát các tỉnh có chung đường biên giới với nước CHDCND Lào và các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch của VKSND tối cao về việc tổ chức Hội nghị Viện kiểm sát các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 5 tại Việt Nam.

Việc tổ chức các đoàn ra, đoàn vào đảm bảo đúng mục đích, thành phần, hiệu quả và tiết kiệm; thực hiện tốt công tác quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức trong đon vị theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 202/QĐ-VKSTC-HTQT&TTTPHS ngày 13/5/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao.

Công tác tương trợ tư pháp về hình sự

VKSND các cấp thực hiện công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự trong phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 (Điều 6, Điều 32, Điều 33), Luật tương trợ tư pháp năm 2007 (Điều 64, Điều 69) và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc phối hơp giữa các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2917/VKSTC-HTQT ngày 29/9/2010 của VKSND tối cao. VKSND tối cao (Vụ 13) thực hiện vai trò Cơ quan trung ương ương tương trợ tư pháp hình sự; tăng cường hợp tác trực tiếp với Cơ quan trung ương các nước và cơ quan có thẩm quyền trong nước để phối hợp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các yêu cầu tương trợ; làm tốt công tác hướng dẫn cơ quan tiến hành tố tụng các cấp trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự. Quá trình thực hiện cần chủ động rà soát để tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền hướng dẫn kịp thời hoặc sửa đổi, bổ sung các quy đinh pháp luật có liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả các đạo luật mới về tư pháp.

Đối với việc ủy thác tư pháp cho cơ quan có thầm quyền nước ngoài thực hiện, cần lưu ý một số điểm sau:

Một là, quá trình kiểm sát việc khỏi tố vụ án, khởi tố bị can, nếu xét thấy cần xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ hoặc tiến hành một số hoạt động tố tụng ở nước ngoài thì Viện kiểm sát cần yêu cầu cơ quan điều tra kịp thời lập hồ sơ ủy thác tư pháp. Trường hợp mới chỉ có những thông tin ban đầu về hành vi có dấu hiệu tội phạm có yếu tố nước ngoài, cần liên hệ với VKSND tối cao (Vụ 13) để chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhằm xác minh, làm rõ thông tin để có căn cứ xử lý. Trường hợp này khi lập hồ sơ ủy thác tư pháp vẫn cần phải trích dẫn tội danh, hình phạt có thể áp dụng. Phạm vi tương trợ tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật tương trợ tư pháp năm 2007.

Hai là, nội dung hồ sơ ủy thác tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 và Hiệp định tương trợ tư pháp đã có hiệu lực giữa Việt Nam và các nước. Mẫu văn bản ủy thác thực hiện theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Văn bản ủy thác cần nêu rõ mục đích, nội dung các hoạt động ủy thác cần thực hiện; sự cần thiết phải thực hiện ủy thác để phục vụ quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án tại Việt Nam. Cần chú ý mô tả cụ thể nội dung vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội, trích dẫn đầy đủ nội dung điều luật và hình phạt để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ cho Việt Nam trong trường hợp có sự khác nhau về tội danh trong pháp luật giữa nước ta và các nước. Trường hợp đã từng có liên hệ với các cơ quan khác về cùng môt vấn đề (ví dụ đã liên hệ qua Interpol) thì cũng cần nêu rõ trong văn bản ủy thác.

Ba là, đối với yêu cầu thu hồi tài sản do phạm tội mà có: Cần mô tả chi tiết về tài sản, nơi có tài sản cần tim, căn cứ để xác định tài sản do phạm tội mà có đang có mặt tại nước được yêu cầu và có thể thuộc quyền tài phán của Việt Nam; mối liên hệ giữa tài sản bị yêu cầu thu hồi và hành vi phạm tội; việc thực hiện bản án, quyết định của cơ quan tố tụng có thẩm quyền đối với ủy thác về truy tìm, kê biên, phong tỏa, thu giữ hoặc tịch thu, trả lại tài sản và nêu rõ biện pháp cần áp dụng để thu hồi tài sản đó.

Bốn là, đối với ủy thác tư pháp liên quan đến tội phạm có quy định áp dụng hình phạt tử hình: Cần liên hệ trước với VKSND tối cao (Vụ 13) để được hướng dẫn trong trường hợp nước được yêu cầu đề nghị có cam kết không áp dụng hình phạt tử hình trước khi thực hiện ủy thác.

Năm là, đối với ủy thác với các nước In-đô-nê-xi-a và Xinh-ga-po: Nội luật của 02 nước này quy định Cơ quan trung ương của nước yêu cầu phải trực tiếp lập hồ sơ ủy thác. Do đó, khi có yêu cầu tương trợ đối với 02 nước này, cần liên hệ với VKSND tối cao (Vụ 13) để phối hợp lập hồ sơ ủy thác đảm bảo phù họp với quy định pháp luật của 02 nước và đẩy nhanh tiến độ thực hiện ủy thác.

Sáu là, quá trình lập hồ sơ ủy thác nếu chưa rõ Cơ quan trung ương về tưong trợ tư pháp hình sự của nước được yêu cầu thì cần liên hệ với VKSND tối cao (Vụ 13) để được hướng dẫn.

Bảy là, hồ sơ ủy thác tư pháp lập thành 03 bộ, kèm theo bản dịch đảm bảo chất lượng theo quy định tại Điều 5 Luật tương trợ tư pháp năm 2007, gửi VKSND tối cao (Vụ 13) để kiểm tra tính hợp lệ và làm thủ tục chuyển cho phía nước ngoài thực hiện. Các tỉnh có chung đường biên giới với nước CHDCND Lào thực hiện ủy thác trực tiếp theo quy định tại Hướng dẫn số 19/HD-VKSTC-HTQT ngày 24/7/2012 của VKSND tối cao.

Tám là, việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 28 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BNG ngày 16/8/2013.

Chú ý thực hiện nghiêm túc việc thông báo và tiếp xúc lãnh sự trong vụ án liên quan đến người nước ngoài tại Việt Nam theo hướng dẫn tại Công văn số 943/VKSTC- HTQT ngày 05/4/2012 của VKSND tối cao.

Đối v i việc thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có th m quyền nước ngoài gửi đến Việt Nam, cần lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất, cần thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài trong thời hạn và theo thủ tục do phía nước ngoài đề nghị, nếu không trái với pháp luật Việt Nam. Vụ 13 VKSND tối cao tiếp tục trực tiếp thực hiện một số hoạt động ủy thác của nước ngoài để đẩy nhanh tiến độ giải quyết. Theo nguyên tắc có đi có lại, việc thực hiện nhanh, đầy đủ các yêu cầu của nước ngoài cũng là điều kiện để phía nước ngoài thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp của nước ta khi có phát sinh.

Thứ hai, việc giải quyết các vụ án do nước ngoài chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ ba, việc giải quyết yêu cầu cung cấp quyết định pháp lý cuối cùng trong vụ án do nước ngoài chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1918/VKSTC-HTQT ngày 15/6/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thứ tư, trường họp ủy thác tư pháp không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan thì cần thông báo bằng văn bản cho VKSND tối cao (Vụ 13) và nêu rõ lý do để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước yêu cầu.

Các VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong việc xem xét yêu cầu dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hảnh hình phạt tù theo quy định tại Luật Tổ chức VKSND năm 2014 (Điều 33) và Luật tương trợ tư pháp năm 2007 (Điều 40, Điều 55).

 Phan Vũ – giới thiệu

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang