Điểm mới của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
(kiemsat.vn) So với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo hướng thay đổi các tình tiết “định tính” bằng cách quy định cụ thể; đồng thời tách khung hình phạt để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự.
Tòa án có giải quyết việc nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn lần thứ hai?
Ly hôn lần thứ hai, Tòa án vẫn giải quyết việc nuôi con chung
Những điều Kiểm sát viên cần lưu ý khi tiến hành đối chất
Ảnh minh họa |
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luât được quy định tại Điều 157 BLHS năm 2015 như sau:
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
So với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì quy định của BLHS năm 2015 về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có một số điểm mới cần phải lưu ý trong thực tiễn áp dụng.
Thứ nhất, về cơ cấu điều luật vẫn giữ nguyên 4 khoản như BLHS năm 1999.
Thứ hai, về nội dung có một số thay đổi như sau:
- Tại khoản 1, đã loại trừ các trường hợp quy định tại Điều 377 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật). Tăng mức hình phạt ở khung cơ bản như sau: Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định về lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bắt, giam giữ người trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (trước đây là 02 năm) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (trước đây mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm).
- Tại Khoản 2, tăng khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm (trước đây khung hình phạt là 01 năm đến 05 năm). Đồng thời thay các thuật ngữ “Phạm tội nhiều lần” và “Đối với nhiều người” bằng các thuật ngữ “Phạm tội 02 lần trở lên” và “Phạm tội với 02 người trở lên”. Bổ sung thêm các tình tiết định khung đó là:
...
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.
- Tại Khoản 3: tăng mức hình phạt tù từ 05 năm đến 12 năm (trước đây khung hình phạt từ 03 năm đến 10 năm), đồng thời, cụ thể hóa tình tiết mang tính chất định tính “phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng” bằng cách quy định bổ sung 3 tình tiết định khung sau:
...
a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.
- Tại khoản 4 hình phạt bổ sung vẫn được giữ nguyên như BLHS năm 1999./.
Xem thêm>>>
Điểm mới của tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.