Có sự chênh lệch giữa tăng lương tối thiểu với tăng năng suất lao động
(kiemsat.vn) – Theo các chuyên gia, mức chênh lệch giữa tăng trưởng năng suất lao động với lương tối thiểu và lương trung bình, nếu kéo dài, sẽ từ từ phá vỡ cân bằng trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế.
VKSND tối cao trao Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” cho Cố vấn trưởng Dự án JICA
Chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2018 là 6,5%
Lãnh đạo VKSND tối cao tiếp xã giao Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Nhật Bản
Ngày 13/9, tại Hà Nội, dưới sự hỗ trợ của Văn phòng JICA Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức Hội thảo về “Tăng trưởng tiền lương và Năng suất lao động ở Việt Nam”, trong bối cảnh việc tăng gấp đôi lương tối thiểu đã làm dấy lên các lo ngại về ảnh hưởng tới việc làm, đầu tư của doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá về các chính sách trong thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay, trọng tâm là mối quan hệ giữa tốc độ tăng lương tối thiểu, lương bình quân và năng suất lao động; cũng như những tác động của việc điều chỉnh liên tục các mức lương tối thiểu đối với nền kinh tế.
Theo báo cáo tóm tắt của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Việt Nam đã chứng kiến mức tăng lương tối thiểu tương đối nhanh trong những năm qua. Lương tối thiểu tăng ở mức trung bình hằng năm đạt hai con số trong giai đoạn 2007 – 2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng.
Từ năm 2007 – 2015, lương trung bình tại Việt Nam tăng 1,5 lần (mức tăng là 2 lần trong giai đoạn 2004 – 2015). Lương trung bình tăng nhanh đến năm 2010 nhưng chậm lại đáng kể trong giai đoạn 2010 – 2014, phần nào phản ánh sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Phần chi trả cho các khoản bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng theo thời gian.
Năm 2017, chi phí tối thiểu các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh chịu, được tính bằng tổng lương tối thiểu và đóng góp vào các khoản bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) gần chạm mức chi phí tại Thái Lan, và cao hơn mức chi phí tại In-đô-nê-xi-a. Trong trường hợp những lợi ích từ các khoản đóng góp này không được nhìn nhận bởi người lao động, khoản đóng góp bảo hiểm khá lớn ở Việt Nam có thể tạo ra những “khoảng trống thuế” giữa chi phí lao động mà doanh nghiệp phải gánh chịu với khoản thu nhập thực tế của người lao động.
Về mối quan hệ giữa lương trung bình và năng suất lao động tại Việt Nam, trong giai đoạn 2004 – 2015, năng suất lao động của Việt Nam tăng đáng kể với mức tăng trung bình đạt 4,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của lương (5,8%) vượt tốc độ tăng năng suất lao động. Theo tính toán từ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp, trong giai đoạn 2004 – 2009, lương trung bình tăng chậm hơn năng suất lao động. Tuy nhiên từ năm 2009, tốc độ tăng lương trung bình vượt tốc độ tăng năng suất lao động.
Theo các chuyên gia tại Hội thảo, mức chênh lệch giữa tăng trưởng năng suất lao động với lương tối thiểu và lương trung bình, nếu kéo dài, sẽ từ từ phá vỡ cân bằng trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt là cản trở tích lũy vốn con người, giảm động lực của nhà đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Loan Bảo
>>>Xem thêm
Từ 1/7 mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng
Dự án JICA khẳng định tính hiệu quả, bền vững trong quan hệ hợp tác Việt – Nhật
-
1Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
2Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.