Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền
(kiemsat.vn) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
Đà Nẵng: VKSND quận Sơn Trà kiến nghị phòng ngừa vi phạm và tội phạm về ma túy
Lấy ý kiến nhân dân về việc đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước năm 2023
Thái Nguyên: VKSND huyện Phú Bình ban hành kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự
Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Phòng, chống rửa tiền về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước; căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo trì hoãn giao dịch.
Về nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, Nghị định nêu rõ đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo các tiêu chí, phương pháp được pháp luật quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền phải xác định được mức độ rủi ro về rửa tiền của quốc gia. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đánh giá và cập nhật chính sách, chiến lược về phòng, chống rửa tiền tương ứng trong từng thời kỳ.
Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Ảnh minh họa. |
Trong đó, tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như: Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá; tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.
Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như: Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực; tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.
Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm: Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế; tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính; tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực; tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.
Nghị định quy định cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo lưu trữ tại tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và thông tin, hồ sơ, tài liệu tổ chức, cá nhân tiếp nhận, thu thập được trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phục vụ công tác phân tích, trao đổi, cung cấp và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền.
Tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đúng thời hạn yêu cầu.
Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xử lý, phân tích thông tin, báo cáo nhận được, bao gồm: Phân tích và xử lý thông tin dựa trên nguồn thông tin sẵn có và thu thập bổ sung để xác định các xu hướng và mô hình rửa tiền nhằm xây dựng chiến lược và mục tiêu phòng, chống rửa tiền trong ngành, lĩnh vực, quốc gia trong từng giai đoạn nhất định; phân tích và xử lý thông tin dựa trên nguồn thông tin sẵn có và thu thập bổ sung để lần theo dấu giao dịch, xác định các mối liên hệ, các hoạt động có nghi ngờ liên quan tới rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác.
VKSND huyện Phù Mỹ phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án "Chống người thi hành công vụ"
VKSND huyện Mang Yang kiến nghị phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản trên địa bàn
-
1Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
-
2Luật Tư pháp người chưa thành niên chính thức được Quốc hội thông qua
-
3Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
-
4Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
-
5100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, thông qua Luật Phòng không nhân dân
-
6Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử
-
7Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với tỷ lệ tán thành cao
-
8VKSND quận Thanh Khê ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm đối với người dưới 18 tuổi
-
9Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Bài viết chưa có bình luận nào.