Chi tiết cách tính lương mới cho giáo viên THPT sau khi tăng lương cơ sở
Lương của giáo viên THPT dự kiến được xếp theo 3 hạng chức danh nghề nghiệp là I, II và III. Mức lương cao nhất sẽ là gần 11 triệu đồng với hệ số 6,78.
Ban hành 11 văn bản QPPL trong tháng 5/2020
Quy định khu vực bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
Quy định đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh
Theo Dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên THPT công lập đang Bộ GDĐT đang lấy ý kiến, lương của giáo viên THPT có những điều chỉnh nhất định.
Theo đó, giáo viên THPT sẽ được tính lương theo 3 hạng chức danh nghề nghiệp là I, II và III.
Cách tính lương sẽ được áp dụng theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); hạng II áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38).
Mức cao nhất là hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78).
Với cách tính như vậy, cùng với việc hệ số lương cơ bản sẽ tăng lên từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng thì mức lương thấp nhất của giáo viên THPT là 3,744 triệu đồng/tháng và cao nhất là 10,848 triệu đồng/tháng.
Cùng với việc lương cơ sở tăng thì mức lương thực tế và một số khoản phụ cấp của giáo viên cũng sẽ được tăng lên tương ứng khoảng 7,38% so với quy định hiện hành.
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng được tính là mức lương lương cơ sở x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỉ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.
Như vậy, cách tính thu nhập mới của giáo viên sẽ bằng công thức: Lương + phụ cấp ưu đãi – đóng bảo hiểm xã hội.
Cách tính này đã bỏ phụ cấp thâm niên theo Luật Giáo dục mới.
Trước đó, chiều 19.6, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp 9, quyết định chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1.7.2020.
Vì vậy, hiện tại, giáo viên vẫn sẽ hưởng các chế độ cũ. Chế độ mới theo bảng lương trên sẽ được áp dụng đến khi có quyết định mới nhất.
Quy định mới về thu phí điện tử không dừng
Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025
-
3Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
4Đảm bảo cơ sở, vật chất khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
7Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
8Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
9Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
Bài viết chưa có bình luận nào.