Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí
(kiemsat.vn) Theo đó, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Học sinh THPT cả nước sẽ thi tốt nghiệp ngày 09-10/8
Ban hành 11 văn bản QPPL trong tháng 5/2020
Quy định khu vực bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.
Một trong những nội dung đáng lưu ý được quy định tại Luật này về học phí của học sinh tiểu học và trẻ em mầm non 05 tuổi. Theo đó, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.
Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định như trên và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.
Ngoài ra, Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như: Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học; xuyên tạc nội dung giáo dục; gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự; ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Đồng thời, cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội và vì mục đích vụ lợi.
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Quy định đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh
Quy định mới về thu phí điện tử không dừng
-
1Lấy ý kiến nhân dân về đề nghị tặng Huân chương Lao động
-
2Quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
3Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013
-
4Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
5Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
6Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
7Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
Bài viết chưa có bình luận nào.