Cần phân biệt “tội phạm” và “phạm tội” để xác định trách nhiệm của T
(kiemsat.vn) Do Trần Tiến T biết rõ tiêu thụ điện thoại của người dưới 16 tuổi trộm cắp, nên phải chịu trách nhiệm về tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 250 BLHS.
Tiêu thụ tài sản trộm cắp của người dưới 16 tuổi có phạm tội không?
Tiêu thụ tài sản trộm cắp của người dưới 16 tuổi là phạm tội
T không phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”
Ảnh minh họa |
Trước hết, cần phân biệt rõ giữa “tội phạm” và “phạm tội”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội phạm được quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý...”. Theo đó, tội phạm phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự; người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi đó có lỗi; hành vi đó xâm phạm đến khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ.
Như vậy, nếu như “tội phạm” theo quy định của BLHS phải có đầy đủ các yếu tố trên, thì “phạm tội” là hành động thực hiện tội phạm, nhưng có thể do người không có năng lực TNHS thực hiện và không bị coi là tội phạm.
Từ những phân tích trên đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 250 BLHS năm 1999: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Trong tình huống tác giả đã nêu Nguyễn Văn H (sinh ngày 12/7/2001) ngày 04/5/2017, lấy trộm 02 chiếc điện thoại tổng trị giá 10.100.000 đồng. Như vậy, hành vi của Nguyễn Văn H có dấu hiệu của tội: Trộm cắp tài sản, quy định tại Điều 138 BLHS năm 1999. Tuy chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm do chủ thể chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự đối với tội Trộm cắp tài sản, nhưng đủ cơ sở để kết luận hành vi đó là phạm tội. Do đó, khi Trần Tiến T mua 02 chiếc điện thoại của Nguyễn Văn H trộm cắp, T biết rõ là tài sản do H trộm cắp mà có đã phạm vào tội: Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, quy định tại Điều 250 BLHS.
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.