Ai phải tham gia vào việc nhận biết giọng nói?

19/12/2016 02:00

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm biện pháp điều tra nhận biết giọng nói. Thực tế đã chứng minh, ở mỗi vùng miền trong một quốc gia có cùng tiếng nói hoặc nhiều quốc gia sử dụng chung một tiếng nói thường có sự khác nhau về âm điệu rất rõ nét, nên việc nhận biết giọng nói chí ít cũng giúp cho công tác điều tra xác định được vùng, miền của đối tượng gây án.

Đi vào chi tiết giọng nói của từng người bao giờ cũng có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt giọng nói của người này so với giọng nói của người khác. Vì vậy, việc bổ sung nhận biết giọng nói là một biện pháp điều tra được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là cần thiết, nhằm đa dạng hóa các biện pháp điều tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm.

Khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người sau đây phải tham gia vào việc nhận biết giọng nói:

1. Giám định viên về âm thanh;

2. Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;

3. Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;

4. Người chứng kiến.

Phan Vũ

Quy định mới về thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm của Tòa án

(Kiemsat.vn) - Trên cơ sở quy định về thẩm quyền của 04 cấp Tòa án, BLTTHS năm 2015 đã có quy định mới liên quan đến thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm của Tòa án.Đáng chú ý là bổ sung quy định Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Kinh nghiệm thực tiễn kiểm sát điều tra vụ án hình sự

(Kiemsat.vn) – Những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn công tác sẽ hữu ích cho Kiểm sát viên thực hiện quy định mới về kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo BLTTHS năm 2015.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang