VKSND TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức hội thảo về xử lý tội phạm công nghệ cao
(kiemsat.vn) Ngày 27/7, VKSND TP Đà Nẵng phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp, VKSNDTC tổ chức Hội thảo “Những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự năm 2015 về xử lý tội phạm công nghệ cao và lừa đảo qua mạng xã hội, đặt biệt là các vụ lừa đảo xuyên quốc gia có đối tượng là người nước ngoài tham gia, những khó khăn vướng mắc và giải pháp”, tại Tp. Đà Nẵng. Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC dự Hội thảo.
Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố 06 đạo luật
Điểm mới của tội Cố ý gây thương tích theo quy định của BLHS năm 2015
Cụ ông 77 tuổi dâm ô 2 bé gái bị tuyên phạt 3 năm tù
Hiện nay, loại tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng xã hội như phát tán thư rác, vi rút, phần mềm gián điệp, trộm cắp thông tin bí mật quốc gia, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, lừa đảo hoạt động thương mại, đánh bạc, buôn bán ma túy qua mạng… đang gia tăng nhanh chóng, có tính quốc tế, gây thiệt hại to lớn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân… với thủ đoạn khá tinh vi. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã đưa vào các điểm mới nhằm xử lý loại tội phạm công nghệ cao.
Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trần Công Phàn nhấn mạnh để đấu tranh chống lại loại tội phạm này có hiệu quả, chúng ta đã có những quy định mới trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đồng chí đề nghị các đại biểu dự Hội thảo nêu rõ thực trạng, bàn và đưa ra những giải pháp đấu tranh, xử lý loại tội phạm công nghệ cao một cách có hiệu quả.
Toàn cảnh hội thảo.
Chia sẻ tại Hội thảo, Bà Tsukabe Tanako, Công tố viên Bộ Tư pháp Nhật Bản, chuyên gia dài hạn Dự án JICA cũng cho rằng, loại tội phạm công nghệ cao ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp, không chỉ hoạt động tại một quốc gia mà chúng còn hoạt động trên nhiều quốc gia, các đối tượng phạm tội có thể là người trong nước hoặc người nước ngoài. Bà Tsukabe Tanako cho biết, ở đất nước bà luôn chú trọng đến việc hoàn thiện pháp luật để ứng xử với loại tội phạm mạng và pháp luật quy định cụ thể và rất khắt khe. Bà cũng mong muốn sau hội thảo này, việc hợp tác, tương trợ tư pháp đấu tranh chống lại loại tội phạm công nghệ cao giữa hai nước sẽ thực sự có hiệu quả.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến và đưa ra nhiều giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao không chỉ xảy ra trên địa bàn Việt Nam mà còn xảy ra xuyên quốc gia. Trong đó, các đại biểu chú trọng đến tính thống nhất của các điều luật, bổ sung, điều chỉnh một số thuật ngữ tương thích phù hợp với Luật công nghệ thông tin và Luật viễn thông. Đặc biệt, chú trọng đến các giải pháp tăng cường hợp tác trong hoạt động tư pháp, phối hợp trong công tác phòng chống tội phạm, nâng cao hiệu quả công tác ủy thác, tương trợ tư pháp hình sự.
Thy Anh
Sắp hầu tòa chỉ vì… cái “loa kẹo kéo”
Phạm tội khi say rượu có được giảm nhẹ TNHS không?
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
5Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.