Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố 06 đạo luật
(kiemsat.vn) Sáng nay 14/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 06 đạo luật vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.
Không tách vụ án khi người bị hại sau đó là bị can
VKSND TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức hội thảo về xử lý tội phạm công nghệ cao
Quy định mới về thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm của Tòa án
Ông Giang Sơn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chủ tịch nước
Cụ thể là: Luật lâm nghiệp; Luật Thủy sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài; Luật Quản lý nợ công; Luật Quy hoạch
Luật Lâm nghiệp năm 2017
Về kết cấu luật có 12 chương với 108 điều (tăng 4 chương, 20 điều so với Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004). Điểm mới quan trọng nhất, Luật lâm nghiệp đã mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các hoạt động lâm nghiệp từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, kinh doanh, chế biến và thương mại lâm sản. Thể hiện rõ lâm nghiệp là ngành kinh tế – kỹ thuật đặc thù.
Luật Thủy sản năm 2017
Luật có 9 chương với 105 điều (giảm 1 chương và tăng 43 điều so với Luật thủy sản 2003). Về cơ bản giữ nguyên tên chương của Luật thủy sản năm 2003, trong đó có một số thay đổi về kết cấu như: bổ sung 1 chương (kiểm ngư) nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cao nhất cho tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư Việt Nam. Bỏ 2 chương; Hợp tác quốc tế về hoạt động thủy sản; Khen thưởng và xử lý vi phạm… nhằm đảm bảo kỹ thuật soạn thảo theo yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên không quy định lại ở Luật này.
Toàn cảnh phiên họp báo (kiemsat.vn)
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài năm 2017
Mục đích ban hành Luật là nhằm triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, thể chế hóa các quy định mới của Đảng về thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại, bảo đảm phù hợp với các luật chuyên ngành có liên quan, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật cơ quan đại diện năm 2009, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đáp ứng yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng và toàn diện trong giai đoạn hiện nay (Luật sửa đổi, bổ sung 11 điều trong số 36 điều của Luật cơ quan đại diện hiện hành).
Toàn cảnh buổi họp báo
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017
Về bố cục, điều 1 sửa đổi, bổ sung 32 điều, bổ sung mới 28 điều. Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án “cơ cấu lại hệ thống các TCTD gia đoạn 2011-2015” ban hành kèm QĐ số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012. Tuy nhiên, quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD cho thấy việc xử lý các TCTD yếu kém gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro lớn cho hệ thống TCTD và nền kinh tế mà một trong những nguyên nhân chính là do cơ chế, chính sách về xử lý TCTD yếu kém còn nhiều bất cập, nhiều vấn để mới, phức tạp phát sinh mà pháp luật chưa có quy định hoặc chưa điều chỉnh kịp thời. Từ thực tiễn nêu trên và để triển khai thưc hiện Đề ấn cơ cấu lại TCTD gắn với nợ xấu giai đaonj 2016-2020, việc sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD để tạo lập khuôn pháp lý cho việc xử lý TCTD yếu kém là yêu cầu cấp thiết.
Luật Quản lý nợ công năm 2017
Luật gồm 10 chương, 63 điều, quy định về hoạt động quàn lý nợ công bao gồm huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công, được ban hành, thay thế Luật quản lý nợ công năm 2009 nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý nợ công an toàn, bền vững, hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
Luật Quy hoạch năm 2017
Được đánh dấu là bước đột phá trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Góp phần thay đổi phương thức quản lý nhà nước theo hướng nhà nước kiến tạo và phục vụ, trong đó, xác định quy hoạch là công cụ quan trọng để phân bố nguồn lực theo cơ chế thị trường và thúc đẩy việc huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, nhằm giảm bớt gánh nặng đầu tư công, tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành từ TW đến địa phương để hướng tới việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực quốc gia, tăng cường liên kết vùng và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương…
Anh Nga
Xem các tin có liên quan >>>>>
BLHS 2015: Điểm mới đáng chú ý của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Điểm mới về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong BLTTHS 2015
Những điểm mới của nhóm tội phạm về ma túy trong BLHS 2015
Kinh nghiệm thực tiễn kiểm sát điều tra vụ án hình sự
Bản yêu cầu điều tra theo BLTTHS năm 2015
-
1Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với VKSND tối cao
-
2VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
-
3Sau 29,5 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
-
4VKSND tối cao Việt Nam tham dự Hội nghị Hiệp hội Công tố viên quốc tế tại Hong Kong
-
5Thể chế là 'đột phá của đột phá' để khơi thông mọi nguồn lực phát triển
-
6Hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024
-
7Tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
-
8Thực hiện thí điểm áp dụng các biện pháp để xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Bài viết chưa có bình luận nào.