06 biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Luật Trọng tài thương mại
(kiemsat.vn) Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn được tài sản tranh chấp hoặc bảo vệ được chứng cứ… Hội đồng trọng tài phải xem xét, quyết định áp dụng khi đương sự có yêu cầu và xuất trình được chứng cứ chứng minh việc áp dụng biện pháp này là có cơ sở và cần thiết.
Tổng hợp 12 văn bản tố tụng hình sự mới được ban hành
Nhiệm vụ của Bộ Công an trong quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo
Phạt đến 80 triệu đồng đối với xe nhồi nhét khách
Điều 48 - Luật Trọng tài thương mại, quy định: “1. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài”
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet) |
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49, Luật Trọng tài thương mại thì có 06 biện pháp khẩn cấp tạm thời:
1. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
2. Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài
3. Kê biên tài sản đang tranh chấp
4. Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp
5. Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên
6. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
Để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải, bên yêu cầu áp dụng phải có đơn gửi đến Hội đồng trọng tài, đơn phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của bên yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Ngày tháng năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
- Lý do cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể;
(Kèm theo đơn yêu cầu phải có cá tài liệu, chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời).
Trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Xem chi tiết Luật Trọng tài thương mại tại đây.
Xem thêm >>>
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
Kê biên tài sản theo BLTTHS năm 2015
Hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
Từ ngày 01/5/2018: Giảm giá cước kết nối giữa hai mạng di động
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.