Hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu

01/09/2017 05:18

(kiemsat.vn)
Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành Công văn số 3022/TCTHADS-NV1 ngày 15/08/2017 về hướng dẫn nội dung liên quan đến triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 (NQ 42).

Theo đó, về nguyên tắc xác định các khoản nợ xấu (tại Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14) đã xác định khoản nợ xấu gồm:

– Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017;

– Khoản nợ được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.

Theo đó, về nguyên tắc xác định các khoản nợ xấu (tại Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14) đã xác định khoản nợ xấu gồm: - Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017; - Khoản nợ được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực. Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet) Do đó, tổ chức tín dụng có trách nhiệm xác định bằng văn bản về khoản nợ tại các bản án, quyết định của Tòa án là khoản nợ xấu để cơ quan THADS có cơ sở áp dụng các quy định của (NQ 42) trong qua trình tổ chức thi hành án. Quyền thu giữ tài sản bảo đảm Theo quy định tại Điều 7 của (NQ 42) tổ chức tín dụng không được quyền thu giữ tài sản bảo đảm đối với những tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp cơ quan THADS đang kê biên tài sản bảo đảm hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thì tổ chức tín dụng cũng không được quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Đối với trường hợp đương sự có thỏa thuận về việc tự tổ chức thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ các quy định pháp luật về thi hành án dân sự để thực hiện. Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet) Kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án (Điều 11 NQ 42) Từ ngày 15/8/2017, cơ quan THADS chỉ kê biên tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau: (i) để thi hành bản án, quyết định của Tòa án về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; (ii) có sự đồng ý kê biên bằng văn bản của tổ chức tín dụng. Đối với trường hợp cơ quan THADS đã thực hiện việc kê biên theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự trước ngày 15/8/2017 thì vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet) Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm (Điều 12 NQ 42) Từ ngày 15/8/2017, khi thực hiện việc thanh toán khoản tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, cơ quan THADS ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng sau khi trừ chi phí cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Đối với các nghĩa vụ khác của người phải thi hành án chỉ được thực hiện thanh toán trong trường hợp khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế. Riêng đối với các khoản án phí, cơ quan thi hành án dân sự tạo điều kiện để các bên đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thỏa thuận nhằm đảm bảo khoản thụ nộp ngân sách Nhà nước và kết thúc được hồ sơ thi hành án chủ động đối với khoản án phí. Xem chi tiết Thông tư tại đây./. Anh Nga (giới thiệu)

Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Do đó, tổ chức tín dụng có trách nhiệm xác định bằng văn bản về khoản nợ tại các bản án, quyết định của Tòa án là khoản nợ xấu để cơ quan THADS có cơ sở áp dụng các quy định của (NQ 42) trong qua trình tổ chức thi hành án.

Quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Theo quy định tại Điều 7 của (NQ 42) tổ chức tín dụng không được quyền thu giữ tài sản bảo đảm đối với những tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật.

Do đó, trong trường hợp cơ quan THADS đang kê biên tài sản bảo đảm hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thì tổ chức tín dụng cũng không được quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

Đối với trường hợp đương sự có thỏa thuận về việc tự tổ chức thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ các quy định pháp luật về thi hành án dân sự để thực hiện.

Hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án (Điều 11 NQ 42)

Từ ngày 15/8/2017, cơ quan THADS chỉ kê biên tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau: (i) để thi hành bản án, quyết định của Tòa án về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; (ii) có sự đồng ý kê biên bằng văn bản của tổ chức tín dụng.

Đối với trường hợp cơ quan THADS đã thực hiện việc kê biên theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự trước ngày 15/8/2017 thì vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm (Điều 12 NQ 42)

Từ ngày 15/8/2017, khi thực hiện việc thanh toán khoản tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, cơ quan THADS ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng sau khi trừ chi phí cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Đối với các nghĩa vụ khác của người phải thi hành án chỉ được thực hiện thanh toán trong trường hợp khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế.

Riêng đối với các khoản án phí, cơ quan thi hành án dân sự tạo điều kiện để các bên đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thỏa thuận nhằm đảm bảo khoản thụ nộp ngân sách Nhà nước và kết thúc được hồ sơ thi hành án chủ động đối với khoản án phí.

Xem chi tiết Thông tư tại đây./.

Anh Nga
(giới thiệu)

Tòa án có quyền hủy quyết định cưỡng chế thi hành án không?

(Kiemsat.vn) - Khi giải quyết tranh chấp quyền sở hữu liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án, Tòa án không có quyền hủy quyết định cưỡng chế thi hành án như một quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức.

Kỹ năng kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự  

(Kiemsat.vn) – Kỹ năng kiểm sát việc lập kế hoạch, kiểm sát chi phí, kiểm sát việc xử lý tài sản chung là những nội dung quan trọng nhất trong kiểm sát cưỡng chế thi hành án
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang