Kinh nghiệm kiểm sát việc chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự
(kiemsat.vn) Qua thực tế công tác kiểm sát thi hành án dân sự cho thấy, ở một số địa phương hiện tượng Tòa án chậm chuyển giao bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật đến cơ quan Thi hành án dân sự, đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Nhà nước và của đương sự.
Phải làm gì khi không đòi được tiền theo quyết định của Tòa án?
Điểm mới của BLHS 2015 đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Thi hành án dân sự tại trại giam: Lúng túng xử lý tiền thu hồi
Chúng tôi nêu ra một số khó khăn, vướng mắc và một số kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao chất lượng kiểm sát việc chuyển giao bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án đến cơ quan Thi hành án dân sự.
1. Chậm chuyển bản án, quyết định
Việc chuyển giao bản án, quyết định được quy định tại Điều 28 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tại Điều 2, khoản 1 và khoản 2 Điều 28 quy định thời hạn cụ thể đối với từng loại bản án, quyết định phải chuyển giao sang cơ quan Thi hành án dân sự. Điều 29 Luật Thi hành án dân sự quy định về thủ tục nhận bản án quyết định, theo đó việc chuyển giao bản án, quyết định phải được lập thành sổ và có chữ ký của bên giao và bên nhận, trường hợp nhận bằng đường bưu điện thì cơ quan Thi hành án dân sự phải có văn bản thông báo về việc đã nhận bản án, quyết định.
Đối với hoạt động kiểm sát việc ra quyết định thi hành án, trên cơ sở sổ nhận bản án quyết định Kiểm sát viên phải kiểm sát hoạt động ra quyết định thi hành án đảm bảo đúng thời hạn. Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào sổ nhận bản án quyết định thì không thể kiểm soát được việc các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có được đưa ra thi hành toàn bộ hay không?
Trên thực tiễn tại nhiều địa phương vẫn có trường hợp xảy ra việc chuyển bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chậm. Đặc biệt, đối với những bản án phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm, hoạt động kiểm sát việc chuyển giao bản án cũng gặp khó khăn. Viện kiểm sát cấp huyện không có thẩm quyền trong hoạt động này, vậy làm như thế nào để đảm bảo các bản án sơ thẩm do Tòa án cấp huyện xét xử có kháng cáo, kháng nghị, sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp trên xét xử thì được chuyển đến cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện thi hành đầy đủ?
2. Một số kinh nghiệm
– Kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự phải tự nâng cao năng lực, trình độ, nắm vững những quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thời điểm có hiệu lực, thời gian phải gửi bản án, quyết định của Tòa án để kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm của Tòa án cũng như Cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao nhận bản án, quyết định và ra quyết định thi hành án.
– Lập Sổ theo dõi hoặc lập sổ theo dõi trên máy tính đối với những bản án, quyết định về hình sự, dân sự mà Tòa án nhân dân cùng cấp đã ban hành. Để thực hiện tốt việc này, quan hệ phối hợp giữa các khâu công tác kiểm sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khâu kiểm sát thi hành án dân sự phải phối hợp tốt với bộ phận thụ lý án hình sự, khâu kiểm sát án dân sự – hành chính, để kịp thời nắm được những bản án, quyết định Tòa án đã ban hành, trên cơ sở đó cập nhập vào sổ và phân loại thành 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Đối với những bản án phải thi hành ngay được quy định tại Khoản 2, Điều 2 Luật Thi hành án dân sự gồm: Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. thời hạn gửi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là ngay sau khi ra quyết định, còn thời hạn gửi bản án, quyết định còn lại là 15 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định.
Nhóm 2: Những bản án, quyết định có hiệu lực toàn bộ, hoặc một phần (không phải là bản án phải thi hành ngay) của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị. Đối với những bản án, quyết định này thì Tòa án cùng cấp phải gửi đến Chi cục thi hành án trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Như vậy, đối với nhóm này chúng ta có ước chừng thời hạn gửi đối với bản án không có kháng cáo, kháng nghị tối đa là 60 ngày từ ngày ban hành, đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận dân sự, quyết định đình chỉ vụ án hình sự là tối đa 30 ngày kể từ ngày ban hành, đối với quyết định đình chỉ vụ án dân sự là tối đa 37 ngày kể từ ngày ban hành…
Nhóm 3: Những bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị.
Sổ theo dõi các bản án, quyết định có thể được lập theo mẫu sau:
Việc phân thành các nhóm như trên giúp kiểm sát viên kiểm sát được đầy đủ các bản án, quyết định và kiểm sát được thời điểm Tòa án nhân dân cùng cấp phải gửi đến chi cục thi hành án dân sự để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở Tòa án cùng cấp trong việc gửi bản án. Ngoài ra, việc phân nhóm nêu trên còn giúp chúng ta kiểm sát tốt đối với những bản án, Quyết định có kháng cáo, kháng nghị.
– Rà soát, lập biên bản, danh sách bản án, quyết định Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp đã nhận được gồm: Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cùng cấp; bản án, quyết định phúc thẩm bản án, Quyết định được Ủy thác thi hành án toàn bộ hoặc một phần. Sau đó, Kiểm sát viên làm việc với Tòa án cùng cấp để so sánh, đối chiếu số liệu, danh sách đã thu thập được tại Chi cục thi hành án dân sự. Trên cơ sở danh sách đã thu thập nêu trên kết hợp với số liệu theo dõi thông qua việc phối hợp giữa các khâu công tác (kiểm sát xét xử hình sự, kiểm sát xét xử dân sự) để kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm của Tòa án, Chi cục thi hành án dân sự như: Tòa án cùng cấp chuyển bản án chưa có hiệu lực pháp luật đến Chi cục thi hành án dân sự; những bản án đã có hiệu lực pháp luật, đã quá thời hạn Tòa án cùng cấp phải chuyển cho Chi cục thi hành án dân sự nhưng Tòa án chưa chuyển; những bản án, quyết định Tòa án đã chuyển cho Chi cục thi hành án nhưng Chi cục thi hành án chưa vào sổ nhận bản án, hoặc đã quá thời hạn nhưng chưa ra quyết định thi hành án; những bản án, quyết định phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật (Viện kiểm sát đã nhận được trong thời gian dài) nhưng Cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án vì chưa nhận được bản án, quyết định phúc thẩm… để từ đó có những biện pháp hiệu quả để đôn đốc Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tốt việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành án dân sự như kiến nghị, yêu cầu ra quyết định thi hành án, đôn đốc, nhắc nhở Tòa án chuyển bản án đã có hiệu lực đến cơ quan thi hành án dân sự. Thông qua công tác kiểm sát sổ nhận bản án của chi cục thi hành án, kiểm sát viên nắm được những bản án hình sự phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật trong thời gian dài nhưng Chi cục thi hành án dân sự chưa nhận được. Trường hợp này phải lập danh sách, báo cáo với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên để có biện pháp đôn đốc kịp thời việc chuyển bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cấp phúc thẩm.
Hoạt động kiểm sát việc chuyển giao bản án quyết định có hiệu lực pháp luật từ Tòa án đến Cơ quan thi hành án dân sự là hết sức cần thiết nhằm góp phần đảm bảo tất cả các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành.
Nguyễn Ngọc Phong – Bùi Quốc Trưởng
VKSND huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Quy định mới về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.