Đỗ xe gây tai nạn nghiêm trọng là phạm tội
(kiemsat.vn) – Tác giả cho rằng Trần Văn C không tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông mới dẫn tới tai nạn cho anh P, nên C phạm tội ''Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ'' theo khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999.
Chưa va chạm giao thông đã ném bất tỉnh người đi bộ
Kỹ năng kiểm sát giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự ATGT đường bộ
Quy định mới về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tôi đồng tình với ý kiến thứ hai vì: Khi xác định một hành vi có phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo khoản 1 Điều 202 BLHS, thì ta phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này, trong đó yếu tố lỗi và hành vi phạm tội là những yếu tố bắt buộc, giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra phải tồn tại mối quan hệ nhân quả, và giữa hành vi vi phạm này phải có khả năng thực tế làm phát sinh ngay khả năng nguy hiểm cho xã hội.
Trong bài viết, Trần Văn C ngoài vi phạm khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008 mà tác giả đã nêu thì theo quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS, hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị coi là phạm tội khi gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Có thể thấy thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo khoản 1 Điều 3 thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/08/2013, về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông quy định: ”hành vi vi phạm quy đinh về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đương bộ quy định tại khoản 1 điều 202 Bộ luật Hình sự được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng…”
Như vậy theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 TTLT nêu trên thì hành vi vi phạm ”phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng…” Đây mới là mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả thuộc mặt khách quan của tội phạm. Trong việc này anh C đã không thực hiện đúng các quy tắc giao thông đường bộ, dừng, đỗ xe trái quy định của pháp luật, nên đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của anh P, (với tỉ lệ thương tật lên tới 82%). Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả của vụ tai nạn.
Chính hành vi không tuân thủ các quy tắc và xem thường pháp luật mới dẫn tới tai nạn cho anh P nên Trần Văn C phạm tội ”Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999.
Cao Văn Huynh
TAQS khu vực 2 Quân Khu 4, Thừa Thiên Huế.
Hành vi của V và O là cố ý gây thương tích
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
Bài viết chưa có bình luận nào.