Tòa án tống đạt văn bản tố tụng cho bị đơn hay người đại diện?
(kiemsat.vn) Trường hợp bị đơn đã ủy quyền hợp lệ cho người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa án tống đạt cho người đại diện của bị đơn mà không phải tống đạt cho bị đơn.
“Người thân thích” theo quy định của BLTTHS năm 2015
TAND tối cao ra mắt Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
Kế hoạch triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Trường hợp bị đơn đã ủy quyền hợp lệ cho người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa án tống đạt văn bản tố tụng cho bị đơn hay người đại diện tham gia tố tụng? Trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm nhưng người đại diện theo ủy quyền của đương sự có mặt thì Tòa án có phải hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không?

Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC của TANDTC về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ đưa ra hướng dẫn như sau:
Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”.
Khoản 2 Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”.
Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật dân sự năm 2015 (Điều 144 Bộ luật dân sự năm 2005), phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác định theo nội dung ủy quyền.
Như vậy, trường hợp bị đơn đã ủy quyền cho người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng thì Tòa án chỉ tống đạt cho người đại diện của bị đơn mà không phải tống đạt cho bị đơn. Việc tống đạt cho người đại diện của bị đơn được thực hiện theo quy định tại Chương X của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Tòa án chỉ tống đạt cho bị đơn khi việc ủy quyền tham gia tố tụng giữa bị đơn và người đại diện của họ chấm dứt hoặc việc tống đạt liên quan đến những nội dung không thuộc phạm vi ủy quyền.
Lê Cường (giới thiệu)
Đương sự vắng mặt, người được ủy quyền có mặt: Tòa án có hoãn phiên tòa?
Sẽ ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa theo quy định của pháp luật
-
1Không tự nguyện thi hành án, chuyển nhượng toàn bộ tài sản cho người khác có phạm tội không?
-
2Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam
-
3Tư tưởng Hồ Chí Minh về “thượng tôn hiến pháp, pháp luật” và ý nghĩa trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
-
4Hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông từ góc nhìn cạnh tranh quy phạm pháp luật
Bài viết chưa có bình luận nào.