Sẽ ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa theo quy định của pháp luật
(kiemsat.vn) Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 về việc ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa.
TANDTC: Nghiêm cấm việc lợi dụng hòa giải để tiêu cực trong giải quyết vụ án dân sự
TAND tối cao ra mắt Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
Kế hoạch triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Theo đó, Quy chế tổ chức phiên tòa này quy định về nguyên tắc tổ chức phiên tòa, nội quy phòng xử án, việc bảo vệ phiên tòa và thực hiện các quyết định của Chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử.
Quy chế tổ chức phiên tòa này được áp dụng đối với các phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Ngoài ra, Quy chế cũng quy định rõ về nội quy phòng xử án như:
Nội quy phòng xử án bao gồm nội quy phiên tòa theo quy định tại Điều 256 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 234 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 153 của Luật Tố tụng hành chính và các quy định sau:
– Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa phải ngồi đúng vị trí trong phòng xử án;
– Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xử theo đúng quy định;
– Tòa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy từng trường hợp có thể bị Chủ tọa phiên tòa buộc rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực xét xử, xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính.
Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự.
Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa khi xét xử không mặc đúng trang phục thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân hoặc bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký phiên tòa phải ổn định trật tự, kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập, phổ biến nội quy phiên tòa và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 và thay thế Thông tư số 01/2014/TT-CA ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nội quy phiên tòa.
Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Xem chi tiết Thông tư 02 tại đây./.
Anh Nga
(giới thiệu)
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương hoàn thiện 07 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
TANDTC hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14
-
1Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
2Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
3Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
47 nhóm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
5Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
-
6Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
7Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng
Bài viết chưa có bình luận nào.