Quy định về báo cáo điều tra hình sự
(kiemsat.vn) – VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm báo cáo về điều tra hình sự.
Cục Kế hoạch – Tài chính triển khai nhiệm vụ năm 2017
Giao cấu với con riêng của vợ từ lúc 10 tuổi, bố dượng chỉ phạm tội ‘dâm ô’?
Ngày 16/11/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo, nội dung, hình thức báo cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự.
Theo đó, báo cáo về điều tra hình sự gồm: Báo cáo định kỳ; báo cáo về vụ, việc và báo cáo chuyên đề.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Báo cáo định kỳ gồm báo cáo 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng và báo cáo năm, tổng hợp, phân tích đánh giá và dự báo tình hình hoạt động của các loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kết quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; kết quả công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm và phương hướng công tác trọng tâm tiếp theo…
Báo cáo về vụ, việc có dấu hiệu làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; vụ, việc có khiếu kiện kéo dài nhiều năm; vụ, việc có tính chất nhạy cảm, phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc vụ, việc khác khi có yêu cầu của Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Báo cáo chuyên đề là báo cáo sơ kết, tổng kết hoặc tổng hợp, đánh giá và dự báo tình hình hoạt động của các loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kết quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác bắt, giam giữ, điều tra xử lý tội phạm theo từng lĩnh vực.
Báo cáo về điều tra hình sự phải được phân loại, xác định và đóng dấu độ mật đúng quy định và chỉ gửi đến nơi nhận đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo tổ chức việc xây dựng báo cáo; cập nhật thông tin và chịu trách nhiệm về độ chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu; xây dựng báo cáo và thống kê số liệu về điều tra hình, định kỳ gửi báo cáo về điều tra hình sự cho Chính phủ (qua Bộ Công an) trước ngày 15/01 đối với báo cáo 03 tháng; trước ngày 15/4 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 15/ 7 đối với báo cáo 09 tháng; trước ngày 15/10 đối với báo cáo năm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018
Xem chi tiết tại đây.
Anh Nga
(giới thiệu)
Xem các tin có liên quan >>>>>
Điểm mới về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam
Điểm mới về tội “cướp tài sản” trong BLHS năm 2015
Những điểm mới của nhóm tội phạm về ma túy trong BLHS 2015
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.