Khiếu kiện quyết định tạm đình chỉ hợp đồng lao động ở đâu?

21/05/2018 09:03

Tôi ký hợp đồng lao động 2 năm ở một công ty may. Gần đến ngày hết hạn hợp đồng thì công ty ra quyết định tạm đình chỉ công việc của tôi để kiểm tra việc làm thất thoát sản phẩm. Tôi có thể khiếu nại quyết định này đến đâu để được giải quyết?

Ảnh minh họa

Vấn đề bạn hỏi, chúng tôi trả lời như sau:

Về quyền khiếu nại trong lĩnh vực lao động   

Theo quy định tại Nghị Định 05/2015/NĐ- CP hướng dẫn Bộ luật lao động thì người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có đơn khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động.

Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/04/2018 về giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực lao động quy định về trình tự khiếu nại về lao động như sau: Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

Căn cứ theo quy định trên, người lao động có quyền khiếu nại trực tiếp tới người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định của người sử dụng lao động xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động

Hiện tại theo Nghị định 119/2014/NĐ-CP có hiệu lực đến 14/4/2018 thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động là người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

Theo Nghị Định 24/2018/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 15/4/2018 thì người khiếu nại nộp đơn khiếu nại bằng hình thức gửi đơn khiếu nại đến người người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động

1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Xem thêm>>>

Những nơi làm việc cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi

Làm việc cho hai công ty sẽ đóng bảo hiểm thế nào?

Chấm dứt hợp đồng khi người lao động đang nghỉ thai sản có vi phạm pháp luật?

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang