Xử giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải ngày 6/5
(kiemsat.vn) Từ ngày 6 đến 8/5, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao sẽ mở phiên xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải - 34 tuổi, bị tuyên tử về tội Giết người và Cướp tài sản.
Y án sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh phạm tội: Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước CHXHCNVN xảy ra tại Nghệ An
Lãnh 9 tháng tù vì đánh lực lượng phòng dịch COVID-19
Hà Văn Thắm bị đề nghị thêm mức án 10-12 năm tù
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ làm Chủ tọa phiên tòa. Ngoài các thành viên Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, đại diện VKSND Tối cao, các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An, TAND Tối cao còn mời luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn luật sư TP HCM) tham gia bào chữa cho phạm nhân.
Hồi cuối năm ngoái, VKSND tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử lại, hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND Long An và phúc thẩm năm 2009 của TAND Tối cao tại TP HCM tuyên tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội Giết người, Cướp tài sản để điều tra lại, đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án.
Hồ Duy Hải trong phiên tòa phúc thẩm năm 2009 |
VKSND tối cao cho rằng, tòa hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Việc thu thập dấu vết hiện trường, đánh giá các chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ. Nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn. Những thiếu sót, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị chứng minh của chứng cứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị cáo.
"Những vấn đề này cần được khắc phục để đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm", VKSND tối cao nêu.
Sau khi VKSND tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, hồi đầu năm, Luật sư Trần Hồng Phong - người được gia đình Hồ Duy Hải mời hỗ trợ pháp lý trong nhiều năm qua - đã có đơn cung cấp chứng cứ cho các cơ quan tố tụng Trung ương. Luật sư Phong cho rằng, sau khi gặp nhiều nhân chứng trong đó có anh Đinh Vũ Thường đã xác minh được việc "không có nhân chứng nào nhìn thấy Hồ Duy Hải tại Bưu điện Cầu Voi - nơi xảy ra vụ án vào tối 13/1/2008" như quy kết của cơ quan tố tụng Long An.
Theo luật sư Phong, các cơ quan tố tụng Long An đã bỏ qua và bịa đặt về kết luận giám định dấu vân tay của Hải. Bản kết luận giám định ngày 11/4/2008 kết luận "các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không trùng khớp với 10 ngón tay của Hồ Duy Hải". Nhưng kết quả giám định này đã bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án. Cơ quan điều tra kết luận Hải đã dùng dao cắt cổ hai nạn nhân, nhưng thực tế không thu được tang vật nào như vậy. Sau khi bắt giam Hải, cơ quan điều tra cử người ra chợ mua một con dao và dùng để làm chứng cứ buộc tội.
Ngoài ra, bản cáo trạng viết: "nhân chứng Đinh Vũ Thường phát hiện thấy Hồ Duy Hải ngồi trong bưu điện" tại thời điểm gây án. Nhưng khi xét xử, tòa đã không triệu tập nhân chứng này tham gia phiên tòa. Trong khi đó, trong biên bản ghi lời khai, nhân chứng Thường khai "nhìn thấy một thanh niên, và không thể nhận diện được".
Luật sư Phong cũng cho rằng, vụ án còn có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ... từ đó, ông đề nghị Hội đồng thẩm phán xem xét khi ra quyết định giám đốc thẩm.
Theo cáo buộc, Hải thường đến Bưu cục Cầu Voi (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa) cách nhà 2 km đặt mua báo thể thao nên quen nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng, 23 tuổi. Tối 13/1/2008, anh ta đến nơi làm việc của cô này chơi. Đêm đó còn có em họ 21 tuổi của Hồng đến chơi. Ngồi một lúc, Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với Hồng, nên đưa tiền cho cô em đi mua trái cây. Khi nữ nhân viên ra ngoài, Hải kéo người chị vào phòng ngủ nhưng bị cự tuyệt.
Hải tức giận vì bị cô gái đạp ngã vào tường nên đã dùng dao và thớt gỗ để gần đó sát hại nữ nhân viên. Lo sợ sự việc bại lộ, Hải phục sẵn tiếp tục giết cô em trở về. Gây án xong, Hải lấy đi 1,4 triệu đồng, 40 sim điện thoại, lột sạch nữ trang của hai nạn nhân.
Tháng 12/2008 đến tháng 4/2009, TAND tỉnh Long An và tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM đều tuyên án tử hình đối với Hải. Tháng 10/2011, VKSND tối cao quyết định không kháng nghị vụ án. Đến tháng 5/2012, Chủ tịch nước đã bác đơn xin giảm án của Hồ Duy Hải.
Theo kế hoạch, Hải sẽ bị tử hình vào ngày 5/12/2014. Tuy nhiên, một ngày trước khi xử tử, gia đình Hải có đơn xin tạm dừng thi hành án để kêu oan và được Chủ tịch nước đồng ý, yêu cầu thẩm tra lại vụ án.
Nhiều năm qua, mẹ Hải đã làm đơn gửi khắp nơi kêu oan cho con trai.
Xét xử vụ án nam sinh viên đánh bảo vệ khi bị nhắc nhở không đeo khẩu trang
Số hóa hồ sơ các phiên tòa dân sự, hình sự
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
4Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
5VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
6VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
7VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
8Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.