Xây dựng Thông tư liên tịch về trưng cầu giám định trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế
Ngày 21/11/2017, liên ngành VKSND tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp tổ chức họp về việc xây dựng Thông tư liên tịch quy định, hướng dẫn những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
Vụ 4 VKSND tối cao và C47 Bộ Công an ký quy chế phối hợp công tác
Quy định mới về trang phục hàng ngày của Tòa án nhân dân
Nguyễn Viết C phạm tội chống người thi hành công vụ
Chủ trì cuộc họp có các đồng chí: Bùi Mạnh Cường, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an chủ trì cuộc họp
Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổ trưởng Tổ biên tập trình bày những nội dung cơ bản trong quá trình xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch quy định, hướng dẫn những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế. Theo đó, Dự thảo Thông tư liên tịch được xây dựng gồm 03 Chương, 12 Điều; nội dung quy định, hướng dẫn những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trưng cầu giám định, đánh giá, sử dụng kết luận giám định trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết các vướng mắc, khó khăn về giám định tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế và một số vấn đề khác có liên quan.
Toàn cảnh cuộc họp
Tại cuộc họp, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp tham gia phát biểu, góp ý kiến vào các nội dung của Dự thảo Thông tư liên tịch; trên cơ sở đó, Ban soạn thảo, Tổ biên tập Thông tư liên tịch sẽ tổng hợp ý kiến, trình lãnh đạo liên ngành ký, ban hành, bảo đảm phù hợp thực tiễn trong việc giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
Theo Trường Giang/VKSNDTC
Năm 2017: Ngành Kiểm sát nhân dân hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu công tác
Thủ tướng đề nghị VKSND, TAND phối hợp tổ chức xét xử lưu động vụ án điểm về chống người thi hành công vụ
-
1Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
2Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
3Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
5Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
-
6Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt người Viện trưởng luôn khẳng định công tác kiểm sát phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
8Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
9Mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bài viết chưa có bình luận nào.