Năm 2017: Ngành Kiểm sát nhân dân hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu công tác
(kiemsat.vn) – Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 4, hôm nay, ngày 6/11, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo công tác năm 2017.
Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại Australia
Xây dựng Thông tư liên tịch về trưng cầu giám định trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế
Truy đến cùng nguồn gốc của tài sản bất minh
Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 4, hôm nay, thứ 2, ngày 6/11
Theo báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí, năm 2017, ngành Kiểm sát đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết số 37, 63, 96 và 111 của Quốc hội, góp phần quan trọng vào công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Cụ thể, đã kiểm sát chặt chẽ 100% các quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố số vụ việc yêu cầu khởi tố tăng 24.7% so với năm 2016, số vụ hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự tăng 32.5%, qua đó đảm bảo các hành vi vi phạm pháp luật đều được xem xét khởi tố kịp thời; đã chủ động kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn các hoạt động điều tra như trực tiếp lấy lời khai người bị bắt, tạm giữ tăng 171%, kiểm sát 100% vụ án hình sự trong suốt quá trình điều tra… Kết quả các trường hợp bắt tạm giữ đã xử lý hình sự đạt 97.3%, tỷ lệ truy tố đúng thời hạn đạt 99.9%, vượt 9.9% chỉ tiêu của Quốc hội, tỉ lệ truy tố đúng tội danh đạt 99.9%, vượt 4.9% chỉ tiêu của Quốc hội. Đặc biệt số bị can đình chỉ do không phạm tội giảm 55,5%.
Ngành kiểm sát đã xây dựng quy trình tranh tụng tại phiên tòa hình sự, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu, tích cực phối hợp với Tòa án tổ chức lựa chọn tổ chức 5.300 phiên tòa rút kinh nghiệm, tăng 33,7%. Số kháng nghị được Tòa án xét xử chấp nhận vượt chỉ tiêu Nghị quyết 37 của Quốc hội.
VKSND tối cao kiện toàn bộ máy, tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra nhằm đảm bảo cơ quan điều tra VKSND tối cao thực hiện tốt thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật, kết quả hoạt động điều tra theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra oan sai, các chỉ tiêu đều vượt chỉ tiêu Quốc hội giao…
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí báo cáo công tác năm 2017 trước Quốc hội
Tập trung phối hợp xử lý án tham nhũng
Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, nổi bật là đã phát hiện khởi tố nhiều vụ án tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp chiếm 62.8%, tổng số án đã khởi tố, kết quả thu hồi, phong tỏa tài sản tham nhũng đạt 54.7%.
Tập trung phối hợp xử lý kịp thời các sự việc nghiêm minh các vụ việc, vụ án về tham nhũng. Viện trưởng VKSND tối cao với tư cách là thành viên của ban chỉ đạo, trực tiếp chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ của VKSND thực hiện nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ phát hiện, xử lý các vụ án về tham nhũng và tập trung thu hồi tiền, tài sản nhà nước bị chiếm đoạt, tăng cường chỉ đạo phát hiện điều tra tội phạm tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp, thực hiện tốt hơn trong vai trò đấu tranh, phòng chống tham nhũng.
Kết quả đạt được trong năm 2017 vừa qua, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực, số vụ án tham nhũng được phát hiện, khởi tố tăng 20.8%. VKSND tối cao đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, TAND tối cao tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố 11 vụ/134 bị can và đưa ra xét xử sơ thẩm, phúc thẩm 13 vụ/223 bị cáo về các hành vi tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng như vụ Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh, Giang Kim Đạt,… kết quả xét xử được nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo hiệu ứng tích cực trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí cho biết: Tham nhũng là tội phạm ẩn nên khó phát hiện, khi phát hiện được thì công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn gặp nhiều khó khăn, do “tính chất phức tạp” của loại tội phạm này. Bởi vậy nên, thẩm định của Ủy ban Tư pháp Quốc hội đánh giá về việc xử lý các vụ án tham nhũng kéo dài, hồ sơ trả lại nhiều lần, theo ý kiến của Viện trưởng thì “có thể do nhận thức về pháp luật, do vướng mắc trong giám định tư pháp hoặc tâm lý sợ oan sai, cũng có thể do tác động khác”.
Chú trọng nhiệm vụ chống oan sai
Ngành Kiểm sát luôn coi chống oan sai và chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và cũng là nhiệm vụ khó khăn nhất, bởi ranh giới giữa oan sai và bỏ lọt tội phạm rất hẹp.
Trong quá trình điều tra có trường hợp sau đó bị coi là lạm dụng biện pháp tố tụng lại gây oan sai. Vấn đề này đòi hỏi Kiểm sát viên vừa phải quyết tâm tấn công tội phạm, vừa phải thận trọng không để oan sai. Ngành kiểm sát sẽ nỗ lực không vì chống oan sai mà bỏ lọt tội phạm. Đồng thời phải chống tội phạm để đáp ứng yêu cầu tấn công tội phạm”, Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định. Vì vậy, năm 2017, Viện trưởng tiếp tục chỉ đạo nhiều giải pháp chống oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Tăng cường đối thoại trực tiếp với người dân
Năm 2017, Viện trưởng VKSND tối cao đã tập trung chỉ đạo công tác kiểm sát hoạt động tư pháp qua việc xây dựng và ban hành 3 chỉ thị chuyên đề trong công tác kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự, hành chính, kiểm sát thi hành án và giải quyết đơn khiếu nại tố cáo. Kết quả, số kháng nghị về án dân sự, hành chính được tòa án xét xử chấp nhận vượt 15.3% chỉ tiêu Nghị quyết 37, tỉ lệ giải quyết đơn tăng 24.8%, số lượng kháng nghị qua công tác giải quyết đơn tăng 30.2%. Toàn ngành, chất lượng kháng nghị được nâng lên, tỷ lệ kiến nghị được chấp nhận vượt 16.6% so với chỉ tiêu Nghị quyết 111 của Quốc hội.
Bên cạnh đó, Viện trưởng đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc có đơn kéo dài về oan sai, tăng cường đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo Viện kiểm sát và công dân, kết quả tỉ lệ giải quyết đơn tố cáo là 80%, đối với đơn khiếu nại là 90%.
Báo cáo công tác năm 2017 của Viện trưởng VKSND tối cao còn đề cập đến việc triển khai thi hành các đạo luật mới về tư pháp, công tác xây dựng ngành, công tác thanh tra, kiểm tra…
Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm pháp luật thực sự là công cụ quản lý hữu hiệu góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Chỉ đạo các cơ quan tư pháp trung ương khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, nhất là đối với các đạo luật tư pháp mới được Quốc hội hóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ 3 để kịp thời phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có hiệu quả.
Khẩn trương hoàn thiện Luật phòng, chống tham nhũng; củng cố kiện toàn bộ máy cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng; có cơ chế đặc thù đối với công tác phòng, chống tham nhũng và cơ quan có nhiệm vụ thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Kịp thời sửa đổi Luật giám định tư pháp, bảo đảm tháo gỡ những vướng mắc cho các cơ quan tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, nhất là các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế.
Đề nghị Chính phủ bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, quản lý kinh tế – xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh hiện nay, như quản lý đất đai, tài chính ngân hàng và đầu tư công; nâng cao chất lượng thực hiện, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các bộ ngành và địa phương các cấp, cần xác định rõ và xử lý nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước và các lĩnh vực để xảy ra sai phạm.
Cùng việc thực hiện, giám sát chống oan sai, đề nghị Quốc hội giám sát nhiệm vụ chống bỏ lọt tội phạm, việc xử lý hành chính hành vi có dấu hiệu phạm tội nhất là tội phạm về kinh tế, tham nhũng, chức vụ vì phía sau của bỏ lọt tội phạm sẽ phát sinh tham nhũng trong các cơ quản bảo vệ pháp luật nếu không được kiểm tra, giám sát. Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định mới của pháp luật.
Để đảm bảo các đạo luật về tư pháp sớm được thi hành nghiêm, tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp, trong đó có ngành Kiểm sát hoàn thành chức năng, nhiệm vu được giao, đề nghị Quốc hội xem xét, tạo điều kiện về nguồn nhân lực và cơ chế chính sách đã ngộ về tiền lương, phụ cấp phù hợp với tính chất lao động đặc thù của Ngành. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến về việc xem xét cấp dự toán kinh phí ngân sách cho cơ quan tư pháp hàng năm, ưu tiên kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở và hạ tầng công nghệ thông tin cho ngành Kiểm sát để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao.Đan Thanh
Chánh án TAND tối cao trả lời thẳng thắn, rõ ràng các ý kiến chất vấn
Nguyễn Viết C phạm tội chống người thi hành công vụ
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
5Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.