Truy đến cùng nguồn gốc của tài sản bất minh
(kiemsat.vn) – Ngày 21/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Các đại biểu vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về việc mở rộng phạm vi phòng chống tham nhũng ra ngoài khu vực nhà nước.
Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại Australia
Chánh án TAND tối cao trả lời thẳng thắn, rõ ràng các ý kiến chất vấn
Lương cơ sở tăng lên 1.39 triệu đồng/tháng từ 01/7/2018
Chỉ mới thu hồi được 10% tài sản tham nhũng
Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Tổng Bí thư, công tác đấu tranh chống tham nhũng thu được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, tăng cường niềm tin của người dân cả nước. Nhưng, công tác thu hồi tài sản tham nhũng tiếp tục gặp khó khăn.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn)
Theo đó, 10 năm số thiệt hại tham nhũng gây ra hơn 59.750 tỷ đồng và 400ha đất, nhưng thu hồi được chỉ có 4.676 tỷ đồng và 216ha đất, (tương đương khoảng 10%). “Pháp luật hiện hành chưa có cơ chế xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. Không thể đụng được vào khối tài sản không giải trình được nguồn gốc của họ. Muốn tịch thu khối tài sản này thì phải qua một vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Đến khi đó sẽ rất khó khăn, nhiều vụ án không còn tài sản để thi hành án”, bà Thủy cho biết.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, một trong những kỳ vọng của cử tri khi sửa luật lần này là giải quyết được vấn đề nêu trên, nhưng dự thảo vẫn chỉ xử lý người kê khai không đúng, còn khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp thì Dự thảo vẫn tiếp tục để ngỏ.
Truy đến cùng nguồn gốc tài sản
Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho rằng, cần bổ sung hành vi sở hữu tài sản không có nguồn gốc hoặc nguồn gốc không hợp pháp vào dự luật, có như vậy mới đi giải quyết vấn đề “cốt tử” của bộ luật lần này là trao thẩm quyền cho cơ quan chức năng kiểm soát có quyền truy lùng đến cùng nguồn gốc của các loại tài sản.
Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đoàn Đà Nẵng)
Theo ông, trên thực tế, việc chuyển dịch quyền sở hữu, xác lập quyền sở hữu tài sản ban đầu cho những khối tài sản lớn, rất lớn, đặc biệt lớn nhưng lại không vấp phải bất cứ một sự kiểm soát nào từ phía cơ quan nhà nước làm cho việc này trở thành một nơi trú ẩn, một sự lựa chọn tốt nhất để cất giấu tài sản do tham nhũng mà có. “Đây chính là trở ngại cho công tác phòng, chống tham nhũng của chúng ta trong nhiều năm qua”, đại biểu Nguyễn Bá Sơn nhấn mạnh.
Nhiều quan điểm trái chiều về mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng
Đồng tình với việc mở rộng phạm vi, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, việc lợi dụng quyền lực để vụ lợi trong khu vực tư về bản chất cũng không khác gì khu vực công nên phải được coi là hành vi tham nhũng. “Tham nhũng ở khu vực tư rất nghiêm trọng, nhiều khi chi phối, lũng đoạn cả chính sách, nhiều người đưa hối lộ hoặc thông đồng với khu vực nhà nước để tư lợi gây thất thoát lớn tiền, tài sản nhà nước”. Đại biểu cho biết ở Việt Nam đã xảy ra các vụ tham nhũng nghiêm trọng trong khu vực tư, như tại công ty cho thuê tài chính ALCII hoặc các vụ chiếm đoạt tiền của ngân hàng, của khách hàng gửi tiền v.v…
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng với bối cảnh hiện nay, chúng ta hãy làm tốt, làm hiệu quả hơn nữa phạm vi đang áp dụng đã là một sự cần thiết. Còn việc mở rộng cần phải có lộ trình, phải có thời gian.
Không đồng quan điểm, đại diện Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, tội phạm tham nhũng đòi hòi chủ thể đặc biệt, một chủ thể có thể phạm tội đưa hối lộ thì cũng không thể gọi là đồng phạm của tham nhũng được. Vì vậy, mở rộng đối tượng điều chỉnh ra cả khu vực tư, theo ông Nhưỡng tính khả thi của quy định không đảm bảo vì sẽ có mâu thuẫn khi một mặt đặt vấn đề thu hẹp đối tượng kê khai tài sản để thực hiện một cách có thực chất nhưng mặt khác lại đối tượng cần kiểm soát tham nhũng lại mở ra rất rộng.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng băn khoăn và cho rằng nếu mở rộng phạm vi sang khu vực khác thì có suy nghĩ tới việc liên quan đến quyền công dân hay không và cơ sở thực tiễn nào để chúng ta đưa vào những đối tượng mình không phải quản lý của cán bộ, công chức, viên chức, cho rằng đây là một tổ chức xã hội, tổ chức xã hội từ thiện (?).“Ví dụ, tổ chức xã hội từ thiện, các ông thầy tu, các vị linh mục làm từ thiện, làm giám đốc hoặc tổng giám đốc cho tổ chức này bắt người ta kê khai tài sản hoặc những người làm từ thiện rất giàu có, người ta giám đốc, tổng giám đốc đưa vào luật, người ta kê khai tài sản của người ta đưa ra như vậy, trong khi Bộ luật Hình sự đã đưa vào phạm vi điều chỉnh những đối tượng đưa hối lộ, tham nhũng, nhũng nhiễu, móc ngoặc với cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước thực hiện thời gian qua Tòa án đã kêu án những đối tượng này”.
Anh Minh
(tổng hợp)
Cơ quan điều tra VKSND tối cao là thiết chế góp phần làm trong sạch nền tư pháp
“Tham nhũng vặt” len lỏi vào mọi ngõ ngách
-
116 dự án luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
2Bình Dương cần tập trung số hoá và xanh hoá nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
-
3Thủ tướng Chính phủ khảo sát công trình đường cao tốc qua các tỉnh TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước
-
4Chính phủ quyết nghị về 3 dự án luật, 2 đề nghị xây dựng luật
-
5VKSND tối cao tổ chức Hội nghị giao ban công tác Quý IV năm 2024
-
6Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 3 thành công tốt đẹp
-
7Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
-
83.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được hưởng đặc xá năm 2024
-
9Công bố quyết định đặc xá tại Trại giam Thanh Xuân, Bộ Công an
Bài viết chưa có bình luận nào.