Lương cơ sở tăng lên 1.39 triệu đồng/tháng từ 01/7/2018
(kiemsat.vn) – Sáng ngày 13/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về sự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Theo Nghị quyết, từ 1/7/2018, sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.3 triệu đồng/tháng lên 1.39 triệu đồng/tháng.
Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại Australia
Truy đến cùng nguồn gốc của tài sản bất minh
Chánh án TAND tối cao trả lời thẳng thắn, rõ ràng các ý kiến chất vấn
Với 86,56% đại biểu tán thành, sáng 13/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Kết quả biểu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách năm 2018 (Ảnh: Internet)
Theo Nghị quyết, Quốc hội đồng ý với tổng số thu ngân sách Nhà nước là 1.319.200 tỷ đồng, tổng số chi 1.523.200 tỷ đồng, mức bội chi là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% GDP. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước, là 363.284 tỉ đồng.
Theo đó, Quốc hội quyết định từ 01/7/2018 sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
Quốc hội giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, bảo đảm tự cân đối nhu cầu tăng chi do điều chỉnh mức tiền lương cơ sở trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.
Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công; hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương ngân sách khó khăn không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.
Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương của mình thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.
Đáng chú ý, trong giai đoạn 2018-2020, các địa phương có điều tiết về ngân sách Trung ương, trường hợp xác định bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho cả lộ trình, không đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ, thì được phép sử dụng nguồn làm lương còn dư để đầu tư phát triển các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
Đan Thanh
(tổng hợp)
Nga hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão Damrey
Cơ quan điều tra VKSND tối cao là thiết chế góp phần làm trong sạch nền tư pháp
-
1Bình Dương cần tập trung số hoá và xanh hoá nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
-
216 dự án luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
3Thủ tướng Chính phủ khảo sát công trình đường cao tốc qua các tỉnh TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước
-
4Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
-
5Chính phủ quyết nghị về 3 dự án luật, 2 đề nghị xây dựng luật
-
63.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được hưởng đặc xá năm 2024
-
7Công bố quyết định đặc xá tại Trại giam Thanh Xuân, Bộ Công an
-
8Đoàn đại biểu VKSND tối cao Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Mạng lưới toàn cầu các cơ quan thực thi pháp luật chống tham nhũng
-
9Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024
Bài viết chưa có bình luận nào.