World Cup 2018: đam mê, tận hưởng nhưng tránh vi phạm bản quyền
(kiemsat.vn) Chiều ngày 10/6/2018, VTV đã chính thức sở hữu bản quyền truyền thông World Cup 2018 và trở thành đơn vị duy nhất sở hữu sóng World Cup trên truyền hình, phát thanh, internet và nền tảng di động... Như mọi giải đấu thể thao khác, vấn đề vi phạm bản quyền luôn làm đau đầu các nhà quản lý.
Vụ "lộ đề thi" vào lớp 10: Xử lý như thế nào?
Cảnh giác với thủ đoạn kích động nhân dân biểu tình
Hiểm họa tai nạn giao thông sau ánh đèn pha, đèn led siêu sáng
Người hâm mộ bóng đá tại Việt Nam đã có thể thở phào nhẹ nhõm và yên tâm sẽ được theo dõi các ngôi sao hàng đầu thế giới như Ronaldo, Messi…tranh tài ở World Cup 2018. Sau khi ký kết với đối tác nước ngoài, VTV có thể sẽ cho phép các đài khác tiếp sóng theo hai cách: Sóng sạch hoặc tiếp trọn gói toàn bộ chương trình trước sau trận đấu, trận đấu, quảng cáo và bình luận... nhưng việc chia sẻ này phải có thêm sự chấp thuận bằng văn bản của FIFA.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet) |
Cả VTV và các đơn vị truyền hình được phép tiếp sóng một cách hợp lệ, đều phải có trách nhiệm đảm bảo kiểm soát được hệ thống truyền dẫn, nhằm tránh tình trạng không tràn sóng ra ngoài lãnh thổ VN. Các đơn vị vi phạm bản quyền dưới bất kỳ hình thức nào sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi tổn thất phát sinh cho VTV và cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về các tổn thất phát sinh theo quy định của FIFA.
VTV - mối lo bảo vệ bản quyền truyền hình World Cup 2018
Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau khi chính thức sở hữu bản quyền truyền thông World Cup 2018 tại Việt Nam, mối quan tâm hàng đầu của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) là việc bảo vệ bản quyền. Trong đó, trọng tâm là phổ biến thông tin rộng rãi, đầy đủ, chi tiết về các quy định của FIFA.
Chi tiết về quyền truyền thông VCK 2018 FIFA World Cup của Đài Truyền hình Việt Nam bao gồm: Quyền truyền hình và radio: Độc quyền truyền hình (mặt đất, cáp, vệ tinh, IVTV) và không độc quyền phát thanh trên lãnh thổ Việt Nam. Quyền truyền phát trên di động và internet (bao gồm OTT): Độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam...
Như VTV đưa tin, Trưởng ban Thư ký Biên tập, đại diện phát ngôn VTV Nguyễn Hà Nam đã khẳng định VTV sẵn sàng chia sẻ bản quyền World Cup 2018, nhưng sẽ quyết liệt xử lý đối với các vi phạm.
"Nếu xảy ra vi phạm, đặc biệt là vi phạm làm tín hiệu chương trình từ Việt Nam bị tràn sang nước ngoài, khi đó chúng ta đã vi phạm hợp đồng và FIFA có toàn quyền dừng sóng bất cứ lúc nào", ông Nguyễn Hà Nam nhấn mạnh.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet) |
Nhận diện hành vi vi phạm bản quyền World Cup 2018?
Theo quy định của pháp luật, các hành vi bị coi là vi phạm bản quyền truyền thông World Cup 2018 có thể hiểu là các hành vi xâm phạm các quyền liên quan quy định tại điều 28 và 35 Luật sở hữu trí tuệ. Có thể hiểu các hành vi được coi là vi phạm bản quyền truyền thông World Cup như:
- Các đài truyền hình địa phương hoặc là các kênh truyền hình trả tiền khác tiếp sóng chương trình mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền (FIFA) và bên mua bản quyền phát sóng (đài truyền hình Việt Nam - VTV).
- Các website, các ứng dụng ví dụ như sopcast dùng để truyền dẫn các chương trình đó bất chấp tiếp sóng VTV hay sóng của đài truyền hình nào đó tiếp sóng của VTV đều vi phạm quy định của FIFA.
- Các ứng dụng OTT, nhà mạng truyền dẫn phát sóng các trận đấu trên mạng di động mà chưa có sự đồng ý của VTV và FIFA.
- Các đơn vị trích dẫn về nội dung trận đấu, sửa chửa, cắt ghép, dựng clip về trận đấu để chiếu mà không được phép của chủ sở hữu bản quyền.
- Các địa điểm tổ chức chiếu trận đấu ở nơi đông người mà không được phép của chủ sở hữu bản quyền.
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử quay lại chương trình rồi đăng tải lên mạng internet hoặc livestream,…mà không được phép của chủ sở hữu bản quyền.
Điều 225 và 226 của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, các pháp nhân thương mại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị phạt tiền đến 3.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực/cấm huy động vốn từ 1 đến 3 năm. Thậm chí tùy theo mức độ vi phạm, không chỉ giới hạn ở cá nhân, các pháp nhân thương mại cũng có thể bị khởi tố hình sự.
Xem thêm>>>
Đạo tranh ở Việt Nam: Căn bệnh trầm kha
Khách sạn sử dụng truyền hình cab phát chương trình ca nhạc có phải trả tiền bản quyền?
-
1VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
2VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
3VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
4Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
5VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
6VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
7VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
8Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
Bài viết chưa có bình luận nào.