Vướng mắc trong xử lý vật chứng chưa xác định được chủ sở hữu
(kiemsat.vn) Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, việc xử lý vật chứng là tài sản chưa xác định được chủ sở hữu còn nhiều vướng mắc.
Trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định và vướng mắc trong thực tiễn
Chỉ áp dụng tình tiết "tái phạm" với bị cáo A
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của Tòa án
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015) thì việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử (khoản 1 Điều 106).
Chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thông báo tìm chủ sở hữu vật chứng
Trong thực tiễn thì cơ quan điều tra thường căn cứ vào quy định tại Điều 228 Bộ luật Dân sự năm 2015 và áp dụng tương tự quy định tại Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để ra thông báo tìm chủ sở hữu của tài sản trên phương tiện thông tin đại chúng trong một thời hạn nhất định, thường là một năm kể từ ngày ra thông báo và sau đó chuyển vật chứng sang cơ quan thi hành án để việc xử lý vật chứng sẽ do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định.
Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc là trình tự, thủ tục cơ quan điều tra thông báo tìm kiếm chủ sở hữu tài sản là vật chứng trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào thì hiện nay chưa có quy định cụ thể, dẫn đến việc thực hiện không thống nhất. Có nơi chỉ thông báo tìm chủ sở hữu tài sản trên đài truyền hình địa phương, có nơi thông báo trên đài truyền hình trung ương; số lần thông báo trên đài truyền hình cũng khác nhau, có mơi chỉ một lần, có nơi 03 lần; thời gian thông báo tìm chủ sở hữu cũng khác nhau, có nơi là 30 ngày như xử lý tang vật theo thủ tục hành chính, có nơi là 01 năm, kể từ ngày ra thông báo.
Ảnh minh họa (nguồn internet) |
Vướng mắc trong giải quyết tranh chấp quyền sở hữu vật chứng trong thời gian thông báo tìm chủ sở hữu
Theo quy định tại khoản 4 Điều 106 BLTTHS năm 2015 thì trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Tuy nhiên, nếu trong thời gian thông báo tìm chủ sở hữu tài sản mà có tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thì việc giải quyết vụ án như thế nào?
Chẳng hạn, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, có nhiều người cho rằng mình là chủ sở hữu của tài sản là vật chứng trong vụ án thì Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án hình sự để chờ giải quyết tranh chấp dân sự về quyền sở hữu tài sản là vật chứng hay Tòa án giải quyết vụ án hình sự trước, đối với xử lý vật chứng thì xem xét xử lý sau, khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án về giải quyết tranh chấp quyền sở hữu đối với vật chứng. Tuy nhiên, khó khăn là Tòa án sẽ xử lý như thế nào nếu Tòa án xác định được chủ sở hữu đối với vật chứng trong khi vụ án hình sự đã được giải quyết xong.
Chủ sở hữu có phải thanh toán chi phí bảo quản vật chứng không?
Thông thường, nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội mà không phải là vật cấm tàng trữ, lưu hành thì Tòa án sẽ quyết định tịch thu, nộp ngân sách nhà nước nếu hết thời hạn thông báo mà không tìm được chủ hữu.
Tuy nhiên nếu trong thời hạn thông báo tìm chủ sở hữu tài sản đối với vật chứng mà tìm được chủ sở hữu tài sản thì chủ sở hữu có phải thanh toán chi phí bảo quản vật chứng hay không thì cũng có quan điểm trái chiều. Có quan điểm cho rằng không phải thanh toán, có quan điểm cho rằng chủ sở hữu phải thanh toán chi phí bảo quản vật chứng trong thời gian thông báo tìm chủ sở hữu, vì nếu trong thời gian thông báo tìm chủ sở hữu, cơ quan tổ chức bảo quản vật chứng để xảy ra mất mát, hư hỏng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Vật chứng dùng để phạm tội nhưng không xác định được chủ sở hữu có được coi là tài sản chưa xác định được chủ sở hữu không?
Trong thực tiễn có vụ án bị cáo điều khiển xe máy đi cướp giật tài sản. Bị cáo khai chiếc xe là do bị cáo mua của người khác nhưng không nhớ người bán họ tên gì và địa chỉ ở đâu. Còn chiếc xe thì là loại xe lắp ráp nhiều bộ phận của nhiều xe khác nên không có đăng ký theo quy định nên cơ quan điều tra không xác định được chủ hữu của chiếc xe là ai. Trong trường hợp này, có coi chiếc xe là tài sản chưa xác định được chủ sở hữu hay không.
Có quan điểm cho rằng phải coi chiếc xe là tài sản chưa xác định được chủ sở hữu, bởi vì bị cáo không có gì chứng minh mình là người mua tài sản, để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu của chiếc xé và tránh việc xử lý vật chứng không đúng thì cơ quan điều tra sẽ thông báo tìm kiếm chủ sở hữu. Sau đó việc xử lý vật chứng sẽ thực hiện theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng do chiếc xe là xe lắp ráp nên không có đăng ký chủ sở hữu theo quy định. Vì vậy, bị cáo cho rằng mình là chủ sở hữu chiếc xe mà Cơ quan điều tra không có chứng cứ gì chứng minh bị cáo không phải là chủ sở hữu chiếc xe nên phải xác định bị cáo là chủ sở hữu chiếc xe. Cho nên cần phải tịch thu nộp ngân sách nhà nước chiếc xe mà không phải thông báo tìm chủ sở hữu tài sản.
Xem thêm>>>
Xử lý vật chứng trong vụ án “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” thế nào?
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.