VKSND tối cao: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính
(kiemsat.vn) VKSND tối cao vừa ban hành Kế hoạch số 51/KH-VKSTC ngày 21/3/2024 về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính năm 2024. Thời gian xét thăng hạng, dự kiến Quý II năm 2024, địa điểm tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Đại học Kiểm sát Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự năm 2024
Đại học Kiểm sát Hà Nội: Tuyển sinh 61 chỉ tiêu Thạc sĩ ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự
Từ 01/5/2024: Quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước
Theo Kế hoạch, thông qua việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là giảng viên (hạng III) lên giảng viên chính (hạng II) để đánh giá, lựa chọn được đội ngũ viên chức giảng dạy đáp ứng cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh giảng viên chính; khuyến khích đội ngũ giảng viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Đối tượng: Giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hiện đang giảng dạy, công tác tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh; có khả năng đảm nhận chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 quy định tại Điều 2 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Về tiêu chuẩn, điều kiện: Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm; hiểu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo.
Chủ trì thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo, được Hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN.
Tác giả của ít nhất 3 bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng II).
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) lên chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 9 năm đối với người có bằng thạc sĩ, 6 năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký xét thăng hạng.
Về hình thức: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) thông qua việc xét hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh giảng viên chính và thẩm định, quy đổi điểm công trình khoa học.
Xem toàn văn Kế hoạch số 51/KH-VKSTC tại đây.
Bài viết chưa có bình luận nào.