VKSND tối cao ban hành Nội quy tiếp công dân
(kiemsat.vn) Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; nộp đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiến hành tại Trụ sở tiếp công dân của VKSND tối cao, số 9 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Infographics: 13 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 trên địa bàn TP. Hà Nội
Infographic: Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân Hà Nội cần tuân thủ những gì?
Infographic: Hà Nội công bố mức xử phạt 16 hành vi vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19
Ngày 26/7, Viện trưởng VKSND tối cao ký Quyết định số 242/QĐ-VKSTC về việc ban hành Nội quy tiếp công dân của VKSND tối cao. Theo đó quy định:
VKSND tối cao tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày Lễ, Tết hoặc tạm dừng tiếp công dân trong những trường hợp cụ thể khác). Thời gian tiếp: Buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút; buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ.
Tiếp công dân đột xuất đối với những vụ việc phức tạp, cấp thiết do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định. Việc tiếp công dân được thực hiện theo lịch tiếp công dân của VKSND tối cao, trường hợp không thực hiện theo lịch tiếp công dân thì VKSND tối cao niêm yết văn bản thông báo lý do tại nơi tiếp công dân.
![]() |
Hình ảnh tiếp công dân tại trụ sở VKSND tối cao (Ảnh tư liệu) |
Nghiêm cấm các hành vi trong thời gian tiếp công dân, gồm: Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp; phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân; nghiêm cấm công dân mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy, nổ, chất độc hại, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào Trụ sở tiếp công dân; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân; vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
Về xử lý vi phạm, những người vi phạm Nội quy tiếp công dân hoặc có các vi phạm pháp luật khác tại khu vực tiếp dân thì tùy từng trường hợp bị buộc rời khỏi khu vực tiếp dân hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Cảnh sát bảo vệ được phân công phối hợp trong buổi tiếp công dân thi hành lệnh của người chủ trì buổi tiếp công dân về việc lập biên bản vi phạm, buộc người vi phạm rời khỏi nơi tiếp dân hoặc tùy tính chất, mức độ vi phạm để có hình thức xử lý người gây rối trật tự tại khu vực tiếp dân theo quy định của pháp luật.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 251/QĐ-VKSTC-V12 ngày 17/5/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao.
Quyết định số 242/QĐ-VKSTC ban hành Nội quy tiếp công dân của VKSND tối cao
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
7Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
8Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
9Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.