VKSND ban hành kiến nghị trong trường hợp nào?
(kiemsat.vn) Kiến nghị là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kinh nghiệm trong công tác kiến nghị phòng ngừa vi phạm, tội phạm
VKSND Tp. Đà Lạt kiến nghị tăng cường phòng, chống ma túy trước Festival hoa
100% kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ Ba đã được trả lời
Điều 5 Điều Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định cụ thể về trường hợp VKSND ban hành kiến nghị.
Tại khoản 2 quy định: “Trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này thì VKSND kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
Cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của VKSND theo quy định của pháp luật.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy, VKSND ban hành kiến nghị khi phát hiện một trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, khi phát hiện hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiệm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Tổ chức VKSND.
Thứ hai, khi phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý.
Hồng Phong
Hiệu quả từ kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của VKSND huyện Ninh Giang
6 vấn đề lớn cử tri, nhân dân cả nước quan tâm
-
1Hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông từ góc nhìn cạnh tranh quy phạm pháp luật
-
2Tư tưởng Hồ Chí Minh về “thượng tôn hiến pháp, pháp luật” và ý nghĩa trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
-
3Giải pháp phòng ngừa tội phạm mua bán người ở trong nước